EU tốn kém với trò ‘đập chuột chũi’, kinh tế Nga không nao núng bởi trùng điệp trừng phạt, chẳng ai muốn ‘đâm sau lưng’ Moscow, đây chính là lý do

Hải An
Nền kinh tế Nga đã phục hồi và đủ vững vàng trước 16 vòng trừng phạt mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine đã kéo dài hơn 3 năm. Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có thể chịu được tổn thương đến đâu để duy trì các biện pháp đối phó với xứ bạch dương?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quân nhân Nga đi bộ qua Quảng trường Đỏ sau trận tuyết rơi ở Moscow, Nga, ngày 17/3. (Nguồn: EPA)
Quân nhân Nga đi bộ qua Quảng trường Đỏ sau trận tuyết rơi ở Moscow, ngày 17/3. (Nguồn: EPA)

Vào cuối tuần này, trong cuộc họp Hội đồng châu Âu, các nhà lãnh đạo EU - ngoại trừ Thủ tướng Hungary Viktor Orbán - dự kiến ​​sẽ lặp lại lời hứa "tăng cường" áp lực tài chính lên Nga nếu nước này từ chối thỏa thuận hòa bình với Ukraine.

Nhưng sau 3 năm trừng phạt, vẫn chưa rõ liệu châu Âu có thể gây thêm thiệt hại nào cho nền kinh tế xứ bạch dương hay không.

Trừng phạt không phát huy tác dụng

Kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện chưa từng có nhằm vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính và công nghiệp quân sự của Nga.

Các chuyên gia cho biết, 16 vòng trừng phạt - bao gồm nhiều lệnh cấm xuất nhập khẩu, hạn chế dịch vụ và các biện pháp nhắm vào các cá nhân cụ thể - đã gây tổn hại đáng kể đến nền kinh tế của Nga. Một trong những tác động đó là việc buộc Điện Kremlin phải tìm các tuyến đường cung cấp dài hơn và tốn kém hơn để tiếp cận những công nghệ quan trọng của phương Tây.

Các lệnh trừng phạt cũng được cho là đã làm trầm trọng thêm nhiều điểm yếu về mặt cấu trúc đang gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt lao động đã khiến tiền lương và giá cả tăng vọt, khiến Ngân hàng trung ương nước này phải tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục, làm giảm đầu tư tư nhân.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt này cuối cùng đã không phát huy được tác dụng như mong muốn. Giá dầu cao và chi tiêu quân sự tăng mạnh cũng đã làm giảm tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thống kê cho thấy, nền kinh tế Nga đã nhanh chóng vượt qua EU trong vài năm qua. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đã tăng 3,6% trong cả 2 năm 2023 và 2024, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của khối 27 quốc gia thành viên là 0,6% và 1,1%.

Mặc dù con số thống kê trên không nhất thiết là dấu hiệu của khả năng phục hồi cơ bản, bởi nhiều quốc gia đều trải qua sự tăng trưởng do nhà nước thúc đẩy trong thời chiến, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng, nền kinh tế xứ bạch dương gần như chắc chắn đủ mạnh để duy trì xung đột trong tương lai gần, bất chấp trùng điệp trừng phạt từ phương Tây.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới: Ông Putin gửi thông điệp cứng rắn tới công ty phương Tây rời khỏi Nga, Mỹ vẫn mạnh mẽ, giá nhà Trung Quốc giảm Kinh tế thế giới: Ông Putin gửi thông điệp cứng rắn tới công ty phương Tây rời khỏi Nga, Mỹ vẫn mạnh mẽ, giá nhà Trung Quốc giảm

Nhà kinh tế Janis Kluge, cộng sự cấp cao tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức (SWP), cho biết: “Sức mạnh kinh tế có thể tiếp tục hỗ trợ xung đột và nó sẽ không phải là vấn đề lớn đối với Tổng thống Putin khi ông cân nhắc về các cuộc đàm phán hoặc ngừng bắn”.

Bà Alexandra Prokopenko, thành viên của Trung tâm Carnegie Russia Eurasia, nhận định rằng Moscow “có thể ngăn nền kinh tế quá nóng bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng toàn diện trong ít nhất 1 năm tới. Trong ngắn hạn, những thách thức về kinh tế của Nga vẫn chưa quá nghiêm trọng đến mức có thể tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa trong xung đột”.

Hiện tại, Nga đã chi 8% GDP hằng năm cho quốc phòng: chỉ hơn một nửa so với con số 12-14% mà Liên Xô chi trong Chiến tranh Lạnh và thấp hơn nhiều so với mức 60% GDP mà nước này phân bổ cho quân đội trong Thế chiến II.

"Điều đó phụ thuộc vào mức độ ông Putin sẵn sàng quân sự hóa nền kinh tế", nhà phân tích của Trung tâm Carnegie Russia Eurasia nhận định.

Tầm quan trọng của "lách luật"

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, EU có thể gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế Nga bằng cách siết chặt việc "lách" lệnh trừng phạt thông qua các nước thứ ba, chẳng hạn như Armenia, Kyrgyzstan và Kazakhstan, vốn đóng vai trò là kênh chính cho hoạt động xuất khẩu của phương Tây sang Nga kể từ năm 2022.

Ông Alexander Kolyandr, học giả cao cấp không thường trú tại Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu (CEPA), cho biết, mặc dù việc ngăn chặn tình trạng lách luật thường giống như trò chơi "đập chuột chũi", thì những nỗ lực như vậy vẫn có thể làm phức tạp thêm khả năng Nga tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao thiết yếu bằng cách buộc nước này phải tìm kiếm các tuyến cung ứng đắt đỏ hơn.

“Đây chắc chắn là một trò chơi đập chuột chũi. Nhưng con chuột chũi tiếp theo sẽ tốn kém hơn con trước đó”, ông nói.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác lập luận rằng phạm vi để siết chặt việc lách luật tương đối hạn chế.

Chuyên gia Kluge nói: “Tôi nghĩ rằng châu Âu đã thực sự siết trừng phạt chặt nhất có thể”, đồng thời nhận định, nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là sự miễn cưỡng của các nước thứ ba trong việc thực hiện các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ông lưu ý, Trung Quốc, quốc gia đã mở rộng đáng kể các mối quan hệ thương mại với Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, đã không khuất phục trước áp lực của phương Tây nhằm hạn chế mối quan hệ với Moscow.

“Bạn sẽ không thể thuyết phục Bắc Kinh cứng rắn với Moscow, gây tổn hại về mặt kinh tế cho Nga. Trung Quốc thực sự là mảnh ghép quan trọng nhất trong câu đố lách luật", ông nói.

Nhật Bản mở rộng trừng phạt Nga. globsec
Trong hơn 3 năm qua, Nga đã chịu số lượng lệnh trừng phạt lớn chưa từng có, trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới, với 28.595 lệnh trừng phạt nhắm vào cá nhân và pháp nhân. (Nguồn: globsec)

EU có thể dùng “chiêu bài” LNG

Các nhà phân tích cũng bày tỏ sự dè dặt về một đề xuất hiện đang được một số nhà lãnh đạo EU đưa ra, nhằm cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào EU.

Chuyên gia Kolyandr lưu ý rằng, việc hạn chế nhập khẩu chất lỏng siêu lạnh này có thể dẫn đến giá khí đốt tăng vọt và cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào xuất khẩu từ Mỹ - vốn ngày càng trở nên khó đoán định kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào đầu năm nay.

Ông nói: "Bạn có thể đóng cửa thị trường châu Âu đối với LNG của Nga. Điều đó sẽ gây tổn hại khá lớn cho nền kinh tế xứ bạch dương, nhưng tôi rất nghi ngờ rằng người châu Âu sẽ làm như vậy. Đầu tiên, họ không muốn thấy giá tăng và thứ hai, khi cấm hàng của Nga, họ sẽ tạo ra sự phụ thuộc vào LNG của Mỹ - và Washington không phải là hình mẫu của một đối tác đáng tin cậy vào lúc này".

Nhà phân tích Kluge cũng lưu ý các lệnh trừng phạt đối với LNG, mặc dù có hiệu quả phần nào, sẽ ít tác động hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt bổ sung đối với dầu của Nga, chiếm phần lớn doanh thu xuất khẩu của xứ bạch dương.

Tuy nhiên, ông cho rằng, các biện pháp như vậy có thể sẽ gửi thông điệp tới các quốc gia giàu dầu mỏ như Saudi Arabia về việc tăng sản lượng để ổn định giá toàn cầu. Dù vậy, điều này có vẻ không khả thi về mặt chính trị.

Chuyên gia Kluge nói: “Tôi không nghĩ người Saudi Arabia sẵn sàng đâm sau lưng Nga”, đồng thời lưu ý Riyadh "coi trọng mối quan hệ" với Moscow. Hơn nữa, quốc gia Trung Đông này cũng là nơi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình giữa các quan chức Mỹ, Ukraine và Nga trong những tuần gần đây.

Cuối cùng, một số nhà phân tích nhận định, lựa chọn chính sách tốt nhất của châu Âu có thể không nhất thiết là áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu đối với Nga, mà là tiếp tục cung cấp hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine.

Chuyên gia Kolyandr cảnh báo rằng khả năng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt của châu Âu cuối cùng sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng sự phản công kinh tế của chính lục địa này.

Học giả cao cấp không thường trú tại CEPA Kolyandr nhận định: "Nói chung, tôi không nghĩ rằng có các biện pháp trừng phạt có thể gây hại cho đối thủ mà không gây hại cho chính người áp đặt", đồng thời nói thêm rằng câu hỏi đặt ra là: "Châu Âu sẵn sàng chịu đựng bao nhiêu đau đớn trong khi gây đau đớn cho đối phương của mình?".

Tóm lại, theo Bộ Tài chính Nga, trong hơn 3 năm qua, nước này đã chịu số lượng lệnh trừng phạt lớn chưa từng có, trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới, với 28.595 lệnh trừng phạt nhắm vào cá nhân và pháp nhân.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Công nghệ tương lai ở Moscow hôm 21/2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định, bất chấp mọi khó khăn và thách thức, những lệnh trừng phạt từ phương Tây đã góp phần kích thích các lĩnh vực kinh tế và công nghệ của xứ bạch dương.

Tăng trưởng GDP của Nga đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024, nền kinh tế nước này đã thích ứng thành công với các lệnh trừng phạt của phương Tây, tăng trưởng mạnh - trái ngược với tình trạng kinh tế trì trệ tại một số nền kinh tế hàng đầu EU.

Tin thế giới ngày 14/3: EU ‘bơm’ tiếp 40 tỷ Euro cho Kiev, Hạ viện Mỹ muốn cấm sinh viên Trung Quốc, Nga đáp trả gói trừng phạt thứ 16 của EU

Tin thế giới ngày 14/3: EU ‘bơm’ tiếp 40 tỷ Euro cho Kiev, Hạ viện Mỹ muốn cấm sinh viên Trung Quốc, Nga đáp trả gói trừng phạt thứ 16 của EU

Trung Quốc, Iran, Nga đàm phán hạt nhân, Phần Lan kết án chung thân công dân Nga, EU gia hạn trừng phạt Nga, Mỹ sắp ...

Thế lực nào 'chống lưng' giúp ‘ông lớn’ năng lượng Nga bình yên trước bão táp trừng phạt?

Thế lực nào 'chống lưng' giúp ‘ông lớn’ năng lượng Nga bình yên trước bão táp trừng phạt?

Tại sao Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) vẫn là một ngoại lệ đáng chú ý dưới tầng tầng ...

Giá tiêu hôm nay 19/3/2025: Nối dài đà tăng, tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc, giá xuất khẩu cao nhất gần 10 năm

Giá tiêu hôm nay 19/3/2025: Nối dài đà tăng, tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc, giá xuất khẩu cao nhất gần 10 năm

Giá tiêu hôm nay 19/3/2025 tại thị trường trong nước kéo dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 - ...

Giá tiêu hôm nay 20/3/2025: Biến động không đồng nhất, nhu cầu tăng, nông dân và thương lái tiếp tục tích trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 20/3/2025: Biến động không đồng nhất, nhu cầu tăng, nông dân và thương lái tiếp tục tích trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 20/3/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 ...

Kinh tế thế giới: Ông Putin gửi thông điệp cứng rắn tới công ty phương Tây rời khỏi Nga, Mỹ vẫn mạnh mẽ, giá nhà Trung Quốc giảm

Kinh tế thế giới: Ông Putin gửi thông điệp cứng rắn tới công ty phương Tây rời khỏi Nga, Mỹ vẫn mạnh mẽ, giá nhà Trung Quốc giảm

Công ty phương Tây sẽ không dễ dàng nếu muốn quay trở lại Nga, Mỹ vẫn mạnh mẽ, giá nhà Trung Quốc tiếp tục giảm, ...

(theo Euractiv)

Đọc thêm

Quân đội Sudan mở rộng quyền kiểm soát vùng thủ đô, Đại sứ quán Mỹ tại Syria cảnh báo nguy cơ tấn công gia tăng

Quân đội Sudan mở rộng quyền kiểm soát vùng thủ đô, Đại sứ quán Mỹ tại Syria cảnh báo nguy cơ tấn công gia tăng

Ngày 29/3, quân đội Sudan cho biết đã kiểm soát một khu chợ lớn tại thành phố Omdurman - thành phố kết nghĩa với Khartoum.
Tập mới của Good Day không có Kim Soo-hyun

Tập mới của Good Day không có Kim Soo-hyun

Do dính lùm xùm liên quan đến cố diễn viên Kim Sae-ron, đài MBC quyết định lên sóng chương trình Good Day mà không có sự xuất hiện của Kim ...
Việt Nam cử lực lượng tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar, dự kiến lên đường vào ngày 30/3

Việt Nam cử lực lượng tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar, dự kiến lên đường vào ngày 30/3

Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ cử 79 cán bộ chiến sĩ tham gia cứu trợ động đất tại Myanmar, dự kiến trong ngày mai sẽ lên đường.
Giá vàng hôm nay 30/3/2025: Giá vàng tăng ‘đỉnh nóc kịch trần', vượt mọi dự đoán lạc quan nhất, nhắm mốc 4.000 USD/ounce, vàng nhẫn cao không tưởng

Giá vàng hôm nay 30/3/2025: Giá vàng tăng ‘đỉnh nóc kịch trần', vượt mọi dự đoán lạc quan nhất, nhắm mốc 4.000 USD/ounce, vàng nhẫn cao không tưởng

Giá vàng hôm nay 30/3/2025, giá vàng tăng vọt, giới phân tích vẫn tiếp tục dự báo những mốc cao không tưởng. Giá vàng trong nước 'đỉnh nóc kịch trần'.
Giá tiêu hôm nay 30/3/2025: Duy trì ở ngưỡng cao, người bán linh hoạt, người mua cầm chừng

Giá tiêu hôm nay 30/3/2025: Duy trì ở ngưỡng cao, người bán linh hoạt, người mua cầm chừng

Giá tiêu hôm nay 30/3/2025 tại thị trường trong nước giữ ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.
Apple sẽ ra mắt Apple Watch tích hợp camera

Apple sẽ ra mắt Apple Watch tích hợp camera

Apple được cho là sẽ có nâng cấp lớn trên mẫu đồng hồ thông minh Apple Watch khi tích hợp thêm camera.
Giá tiêu hôm nay 30/3/2025: Duy trì ở ngưỡng cao, người bán linh hoạt, người mua cầm chừng

Giá tiêu hôm nay 30/3/2025: Duy trì ở ngưỡng cao, người bán linh hoạt, người mua cầm chừng

Giá tiêu hôm nay 30/3/2025 tại thị trường trong nước giữ ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.
Nguồn lực tăng năng suất lao động trong thời đại AI

Nguồn lực tăng năng suất lao động trong thời đại AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) làm tăng trưởng năng suất bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ, tối ưu hóa quy trình và hỗ trợ ra quyết định...
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Trượt dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Trượt dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 28/3), giá dầu giảm nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2025: Nối dài chuỗi đi ngang, ngành hồ tiêu Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ

Giá tiêu hôm nay 29/3/2025: Nối dài chuỗi đi ngang, ngành hồ tiêu Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ

Giá tiêu hôm nay 29/3/2025 tại thị trường trong nước nối dài chuỗi đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.
Tân Cảng Sài Gòn & Cảng Phước An: Bước tiến mới cho logistic Việt Nam

Tân Cảng Sài Gòn & Cảng Phước An: Bước tiến mới cho logistic Việt Nam

Sự hợp tác giữa Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Phước An và hãng tàu SITC (một trong những hãng tàu container hàng đầu khu vực châu Á) là cột mốc quan trọng mở ra giai ...
Thúc đẩy mô hình '3 nhà' để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Thúc đẩy mô hình '3 nhà' để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

VSIC đánh dấu bước tiến quan trọng trong hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Việt Nam về đột phá phát triển khoa học, công nghệ.
Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Bất động sản: Kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào địa ốc, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam, trình tự chuyển mục đích sử dụng đất

Cần có biện pháp quyết liệt tái cấu trúc thị trường, người nước ngoài đang gia tăng mua nhà tại Việt Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Bất động sản vùng ven khu công nghiệp hút khách

Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Bất động sản: ‘Ngôi sao hy vọng’ của thị trường, bất ngờ về giá đất Hòa Lạc, Đà Nẵng định lại giá đất 11 dự án vướng mắc

Nhà ở xã hội sẽ là 'ngôi sao hy vọng' cho người dân thu nhập thấp, giá đất nền Hòa Lạc (Hà Nội) tăng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Bất động sản: Điểm danh 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, nhà giá rẻ vẫn tiếp tục vắng bóng, khởi công khu đô thị mới tại Đà Nẵng

Danh sách 11 dự án ở Hà Nội mở bán mới nhất, quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, phát triển hạ tầng khu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2030

Thị trường bất động sản KCN đang trở thành điểm sáng đầu tư trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức.
Bất động sản: Đề xuất nâng chiều cao khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên thuê nhà ở xã hội, khởi công dự án 6 sao tại hồ Núi Cốc

Bất động sản: Đề xuất nâng chiều cao khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên thuê nhà ở xã hội, khởi công dự án 6 sao tại hồ Núi Cốc

Đề xuất nâng chiều cao lên 40 tầng đối với khu tập thể Thành Công, đối tượng ưu tiên được thuê nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ                    The Asian Banker

Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker

Tự hào 10 năm dẫn đầu lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Việt Nam, BIDV không ngừng phát triển hệ sinh thái, mang đến các giải pháp tài chính toàn diện.
BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ thuê/mua nhà

BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ thuê/mua nhà

Với gói vay này, khách hàng BIDV được vay tối đa 70% giá trị nhà ở dự định mua và 50% giá trị đối với nhu cầu vay thuê mua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: EUR dứt đà giảm, USD đi xuống vì tin thuế ô tô

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: EUR dứt đà giảm, USD đi xuống vì tin thuế ô tô

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ, EUR chấm dứt chuỗi sáu ngày giảm giá liên tiếp.
Sở hữu nhà chính chủ dễ dàng hơn với gói vay 'Dream Home' từ MB Bank

Sở hữu nhà chính chủ dễ dàng hơn với gói vay 'Dream Home' từ MB Bank

Tiếp nối thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, MB Bank cam kết tiếp tục mở rộng chương trình trong năm 2025, không giới hạn quy mô, nhằm giúp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Yen Nhật 'vượt mặt' USD, EUR ổn định

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Yen Nhật 'vượt mặt' USD, EUR ổn định

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD suy yếu so với đồng Yen Nhật và ổn định so với đồng EUR.
Ông Trump 'chịu chơi' hơn với những 'cơn đau' của thị trường chứng khoán Mỹ

Ông Trump 'chịu chơi' hơn với những 'cơn đau' của thị trường chứng khoán Mỹ

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, thị trường chứng khoán luôn là tâm điểm chú ý. Hiện tại, câu chuyện lại hoàn toàn khác.
Phiên bản di động