Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu (Global Gateway) nhấn mạnh tính bền vững và giá trị của EU nhằm tăng cường kết nối kỹ thuật số với các đối tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: Getty Images) |
Sáng kiến mới của EU
Theo Nikkei Asia, Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm công bố một khuôn khổ đầu tư cơ sở hạ tầng mới ở nước ngoài để cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu (Global Gateway) sẽ nhấn mạnh tính bền vững và các giá trị của EU nhằm tăng cường quan hệ với các đối tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong bối cảnh khối 27 thành viên đang muốn gia tăng cam kết trong khu vực.
Theo dự thảo Chiến lược châu Âu về Đối tác Cửa ngõ toàn cầu, khuôn khổ này sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực, trọng tâm phụ thuộc vào khu vực địa lý, bao gồm: chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi năng lượng sạch, giao thông, kết nối con người với con người, thương mại và chuỗi cung ứng linh hoạt.
Bản dự thảo nêu rõ: “Những khoản đầu tư này phải toàn diện, an toàn và bền vững, với mục tiêu đưa các quốc gia, xã hội và con người xích lại gần nhau hơn, cho phép chuyển đổi kép xanh và kỹ thuật số với các giá trị của EU, đặc biệt là dân chủ, pháp quyền và nhân quyền”.
Điểm nổi bật của khuôn khổ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ là “quan hệ đối tác kỹ thuật số với các quốc gia có cùng chí hướng”, chẳng hạn như thúc đẩy các quy định về trí tuệ nhân tạo.
Tin liên quan |
Khủng hoảng năng lượng toàn cầu: 'Cơn sốt' đe dọa mục tiêu của kỷ nguyên xanh |
EU cũng sẽ khám phá mối quan hệ đối tác tiềm năng với ASEAN tương tự như các mối quan hệ với Nhật Bản và Ấn Độ.
Sáng kiến này được đưa ra khi EU đẩy mạnh thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được công bố gần đây, nhấn mạnh sự gắn bó sâu sắc với các đối tác cùng chí hướng trong khu vực cho khối an ninh và thịnh vượng, bao gồm đảm bảo chuỗi cung ứng mạnh mẽ cho chất bán dẫn.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, đề xuất hiện đang được chuẩn bị và từ chối đưa ra bình luận chi tiết.
Dự thảo nêu rõ, lợi ích của EU là đảm bảo kết nối toàn cầu phát triển “phù hợp với các quy tắc, tiêu chuẩn và giá trị của châu Âu”.
Liên minh kinh tế-chính trị này cũng muốn “giảm sự phụ thuộc chiến lược”, có thể là một tham chiếu để giảm bớt sự phụ thuộc vào một số quốc gia trong các lĩnh vực chủ chốt như chất bán dẫn, vốn bị bộc lộ bởi đại dịch Covid-19.
Theo thông tin từ Nikkei Asia, dự thảo sẽ được thảo luận thêm trong nội bộ, có nghĩa là nội dung và từ ngữ có thể thay đổi. Ngày công bố cũng chưa được xác nhận.
Phương hướng triển khai và triển vọng
EU thể hiện sự hoài nghi đối với mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước ngoài của Trung Quốc, đồng thời bày tỏ ý định đưa ra một lựa chọn thay thế cho mục tiêu phát triển bền vững.
Tờ Nikkei Asia cho hay, EU “tìm cách thúc đẩy tính minh bạch và cân bằng các khoản đầu tư ngày càng tăng từ các quốc gia khác, những bên đã và đang sử dụng sự kết nối để thúc đẩy mô hình kinh tế và xã hội của họ”.
Sáng kiến này sẽ được hỗ trợ bởi các nguồn lực từ EU, các quốc gia thành viên và các tổ chức tài chính phát triển.
Các quỹ công của châu Âu dự kiến sẽ thúc đẩy thêm nguồn tài chính cho sáng kiến này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu thông qua khuôn khổ đầu tư mới của EU, Quỹ phát triển Bền vững châu Âu (EFSD+).
Đến nay, EFSD+ đã cung cấp nhiều tỷ Euro viện trợ không hoàn lại và có thể cung cấp 40 tỷ Euro (tương đương 46 tỷ USD) bảo lãnh cho các khoản đầu tư.
| Đại sứ Trung Quốc tại EU: Chính sách thương mại của khối có thể tạo thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng Trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) Zhang Ming nhận định, các rào cản thương mại của khối này là mối ... |
| Ủy ban châu Âu kêu gọi Thụy Sỹ thể hiện thiện chí trong giải quyết bất đồng cho thỏa thuận khung song phương Ủy ban châu Âu (EC) hôm 15/11 kêu gọi Thụy Sỹ thể hiện thiện chí nếu nước này muốn ký kết thỏa thuận khung rộng ... |