Thủ tướng Albania Edi Rama. (Nguồn: AP) |
Euro News dẫn lời Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đã công bố quyết định về việc bắt đầu đàm phán gia nhập với Albania, tại cuộc họp báo chung sau Hội nghị liên chính phủ lần thứ hai giữa EU và quốc gia Tây Balkan này.
Tin liên quan |
Mong nhanh chóng gia nhập EU, Ukraine gửi gắm kỳ vọng vào Ba Lan |
Theo ông Szijjarto, việc đẩy nhanh quá trình mở rộng EU với các nước Tây Balkan là ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Hungary.
Nhấn mạnh nhu cầu về năng lượng và động lực mới của EU mà các nước Tây Balkan, bao gồm Albania, đang sẵn sàng cung cấp, Ngoại trưởng Hungary nói: "Chúng ta phải thực hiện các bước khẩn cấp để bảo vệ uy tín của chính sách mở rộng... Việc đẩy nhanh quá trình mở rộng của EU vào Tây Balkan là vì lợi ích của châu Âu".
Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng khối Oliver Varhelyi gọi đây là một cột mốc trong quan hệ EU-Albania. Ông khẳng định lại cam kết của liên minh trong việc hỗ trợ quá trình hội nhập của Tây Balkan, nhấn mạnh việc thông qua gói tài chính trị giá 6 tỷ Euro nhằm tạo điều kiện cho những cải cách cần thiết.
Về phần mình, Thủ tướng Albania Edi Rama tái khẳng định cam kết của nước này trong việc trở thành thành viên EU, nói rằng, “không có tương lai và con đường nào khác" cho Albania ngoài việc gia nhập khối dù "chúng tôi biết vẫn còn một chặng đường dài, chúng tôi không ảo tưởng và chúng tôi biết... mọi thứ có thể gập ghềnh".
Nhà lãnh đạo cũng nói rõ: "Mục tiêu của chúng tôi là hoàn tất quá trình đó trong thập niên này và sẵn sàng gõ cửa Hội đồng châu Âu với tư cách là một quốc gia thành viên. Tất nhiên, đây là một mục tiêu rất tham vọng, đòi hỏi khối lượng công việc rất, rất lớn".
Albania, quốc gia nộp đơn xin gia nhập EU vào năm 2009 và được cấp tư cách ứng cử viên vào năm 2014, là một trong 8 nước - cùng với Bosnia & Herzegovina, Georgia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine - đang chờ đợi để gia nhập khối 27 quốc gia này.
| Vấn đề hạt nhân: Tổng thống Mỹ khẳng định phải có ngày 'khai tử' vũ khí nóng, vì sao Belarus nói Nga hành động quá muộn? Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, thế giới cần nỗ lực loại bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân, trong khi người đồng ... |
| Tin thế giới 14/10: Campuchia tuyên bố về lập trường địa chính trị, Trung Quốc tập trận ở eo biển Đài Loan, Israel thừa nhận hậu quả 'nặng nề đau đớn' Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| EU bất đồng về Quỹ hỗ trợ Ukraine, khen Nga lách trừng phạt tốt, thừa nhận 'mục tiêu xa vời' khi muốn tìm kiếm khế ước bằng vũ lực Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu (EU) một lần nữa không đạt được sự đồng thuận về Quỹ hỗ trợ Ukraine trong khuôn ... |
| Ukraine lại đòi Brazil bắt giữ Tổng thống Nga khi hay tin Brasilia mời ông Putin dự Hội nghị thượng đỉnh G20 Ukraine kêu gọi Brazil bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin theo lệnh của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) nếu ông tham dự ... |
| Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ... |