Nhỏ Bình thường Lớn

Euro - "Phiên bản lỗi" của bản vị vàng

Người ta đang hoài nghi euro có thể đi theo "vết xe đổ" của bản vị vàng trong khi Latvia sẽ là thành viên thứ 18 của Eurozone vào năm tới.
Ảnh minh họa.

Sự mong manh của euro được nh0ấn mạnh trong nghiên cứu mới đây của hai nhà kinh tế học Michael Bordo của Đại học Rutgers và Harold James từ Đại học Princeton. Hai sử gia kinh tế đã "mổ xẻ" những sai sót trong một hệ thống tiền tệ quốc tế từng được coi là bất khả xâm phạm - chế độ bản vị vàng và tìm ra những lý do để nghi ngờ về đồng tiền chung châu ÂU.

Lỗi thứ nhất

Trong lý thuyết tiền tệ tồn tại bộ ba: Lãi suất cố định, Dòng vốn di chuyển tự do và Một chính sách tiền tệ độc lập. Điều này có nghĩa là, khi tiền tệ bị khóa và dòng vốn có thể chảy tự do, một quốc gia sẽ không thể nào điều hành một chính sách tiền tệ độc lập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu Bordo và James cho rằng các quốc gia thuộc đế chế như đồng euro và bản vị vàng không chỉ hy sinh sự độc lập về chính sách tiền tệ, mà còn mất luôn sự ổn định về tài chính và thậm chí phá hoại nền dân chủ.

Một quá trình giảm phát khắc nghiệt tương tự hiện đang diễn ra ở các nước ngoại vi khối eurozone, chẳng hạn như Hy Lạp. Quá trình điều chỉnh của các quốc gia như Hy Lạp sẽ ít khắc nghiệt hơn nếu các quốc gia chủ chốt của khối sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao hơn trung bình khu vực đồng euro, tuy nhiên Đức quyết liệt phản đối điều này.

Lỗi thứ hai

Trong nghiên cứu của hai tác giả còn nhắc đến sự không tương thích giữa Tỷ giá hối đoái cố định, Sự lưu động vốn và Sự ổn định tài chính. Khi các quốc gia tham gia vào bản vị vàng, nó sẽ thu hút một dòng tiền lớn từ nước ngoài. Việc này sẽ thúc đẩy tín dụng và khuyến khích ngân hàng nội địa mở rộng.

Dưới thời bản vị vàng, một quốc gia hùng mạnh có thể hỗ trợ cho các ngân hàng yếu kém và các nhà đầu tư; chẳng hạn như ngân hàng trung ương Nga từng được gọi là Hội chữ thập đỏ của thị trường chứng khoán". Trái lại, những quốc gia yếu thế thường dễ dàng đánh mất niềm tin của nhà đầu tư, giống như Argentina từng trải qua khủng hoảng ngân hàng vào năm 1890.

Lịch sử đó đang tái hiện đối với khối đồng tiền chung. Tiền như "thác đổ" vào những nước ngoại vi eurozone, khiến ngành ngân hàng bùng nổ và gây ra bong bóng bất động sản. Hậu quả của nó là áp lực tái cấp vốn ngân hàng đã khiến cả Ireland và Tây Ban Nha rơi vào nguy cơ vỡ nợ.

Lỗi thứ ba

"Bộ ba bất khả thi" thứ ba, cũng là mối lo lớn nhất đó là sự không tương thích giữa Tỷ giá hối đoái cố định, Lưu chuyển tự do của dòng vốn và Nền dân chủ. Nước Anh đã phải rời bỏ bản vị vàng vào năm 1931, điềm báo cho hồi kết của chế độ này khi những biện pháp khắc khổ nó đặt ra với các quốc gia đã ngoài tầm kiểm soát.

Nguy cơ phản ứng tương tự đối với nền kinh tế cũng như những đòi hỏi về tài khóa đối với liên minh tiền tệ châu Âu đã rõ ràng. Dù phía Nam châu Âu vẫn muốn giữ đồng euro, ít nhất bởi cái giá phải trả khi rời bỏ nó còn đắt hơn việc rời bỏ bản vị vàng. Cử tri Italy phản đối thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng hồi tháng 2; chính phủ Bồ Đào Nha thì đang khốn khổ đối mặt với sự phản đối công khai các biện pháp tăng thuế và giảm chi tiêu. Trong khi đó, người châu Âu phía Bắc cũng không lấy gì làm vui vẻ. Phổ biến nhất là sự phản đối của người Đức về việc bỏ tiền giải cứu các quốc gia cùng khối đang có nguy cơ vỡ nợ.

Tất nhiên, những điều này không ngụ ý rằng sự đổ vỡ eurozone sắp xảy ra. Những căng thẳng chính trị có thể âm thầm nhen nhóm một thời gian dài trước khi nó trở nên sôi sục nhưng cuộc suy thoái của eurozone tới một lúc nào đó cũng sẽ phải kết thúc. Và Thế giới hy vọng, tiến độ cải tổ lại hệ thống có thể tăng tốc sau cuộc bầu cử Đức vào tháng 9 tới.

Hương Vy (Theo Economist)

Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Trong chế độ tiền tệ Bản vị vàng, tiền dù ở dưới hình thức nào (đúc bằng vàng, in trên giấy, tiền điện tử, ...), thì người sở hữu tiền vẫn luôn có một quyền quan trọng: yêu cầu người phát hành tiền đổi tiền thành vàng theo tỉ lệ đã cam kết.

Tin cũ hơn