TIN LIÊN QUAN | |
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Hiệp định EVFTA và EVIPA | |
Chuyên gia Italy: EVFTA là một Hiệp định đôi bên cùng có lợi toàn diện |
Hiệp ước thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho Việt Nam. (Nguồn: Netherlands and You) |
Theo dự kiến, cuối tháng 5 này, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA, theo đó, sẽ giảm thuế đối với 99% hàng hóa được giao dịch với khối EU, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý I/2020 đạt mức thấp chỉ 3,8% do sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chỉ với 324 trường hợp bị nhiễm, không có trường hợp tử vong và hơn 250 trường hợp được công bố khỏi bệnh, Việt Nam bắt đầu nối lại các hoạt động kinh tế sớm hơn so với các thị trường khác trong khu vực.
Theo WB, trong thập kỷ tới, Hiệp định EVFTA, một khi có hiệu lực, có thể giúp Việt Nam tăng GDP và xuất khẩu tương ứng 2,4% và 12%, và giúp hàng trăm nghìn người giảm nghèo. Hiện tại được xem là thời điểm thuận lợi để Việt Nam khởi xướng cải cách sâu hơn, khắc phục các lỗ hổng pháp lý... để tận dụng toàn bộ lợi ích của Hiệp định.
EU và Việt Nam bắt đầu đàm phán về hai Hiệp định EVFTA và EVIPA từ năm 2012 và ký kết cả hai hiệp định vào ngày 30/6 năm ngoái. Đây là hiệp định thương mại tự do thứ hai của EU với một thành viên ASEAN sau Hiệp định thương mại tự do EU-Singapore, được ký kết và có hiệu lực vào năm 2019.
Ngày 12/2 vừa qua, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn cả hai thỏa thuận. Dự kiến, Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ sớm phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA. EVFTA sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi cả hai bên thông báo cho bên kia về việc hoàn tất các thủ tục phê chuẩn trong nước hoặc sau đó theo thỏa thuận của hai bên. Như vậy, nếu Việt Nam phê chuẩn và thông báo kịp thời cho EU, EVFTA có thể sẽ có hiệu lực từ cuối tháng Bảy tới. EVIPA không có ngày dự kiến có hiệu lực bởi nó cần được phê chuẩn bởi từng quốc gia thành viên EU.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), lịch trình loại bỏ thuế quan của Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU sẽ có thời hạn 10 năm, trong khi thuế quan EU áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Việt Nam sẽ được loại bỏ trong vòng bảy năm. Việc giảm thuế quan lớn sẽ được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm máy móc và thiết bị, dược phẩm, xe hơi, và thực phẩm, đồ uống.
Theo Financial Post, EVFTA sẽ mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho thương mại dịch vụ giữa các bên. Quan trọng, Việt Nam đã cam kết loại bỏ Thử nghiệm Nhu cầu Kinh tế (ENT) áp dụng cho các cơ sở bán lẻ thứ cấp và sau đó, 5 năm sau khi có hiệu lực. Theo đó, các nhà đầu tư bán lẻ EU sẽ được tiếp cận hợp lý vào thị trường tiêu dùng Việt Nam từ năm 2025.
| Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn điện đàm với Cao ủy Thương mại EU về triển khai EVFTA TGVN. Chiều ngày 15/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Cao ủy Thương mại EU ... |
| Bộ trưởng Thương mại Singapore: Hiệp định RCEP dự kiến vẫn được ký kết trong năm nay TGVN. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing khẳng định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ... |
| Anh mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại 'kiểu Canada' với EU TGV N. Văn phòng của Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson ngày 22/2 cho biết nước Anh sẽ “nhấn mạnh” mong muốn đạt được ... |