📞

Facebook đầu tư ở châu Phi: Lợi cả đôi đường

16:12 | 05/09/2016
Trong chuyến thăm tới Nigeria và Kenya cuối tuần qua, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cam kết tăng cường kết nối người dùng mạng xã hội tại đây.

Mark Zuckerberg đã ám chỉ khả năng bổ sung phần mềm các ngôn ngữ châu Phi để dễ dàng truy cập các ứng dụng của mạng xã hội trực tuyến. Trong số các ngôn ngữ châu Phi đã có trên trang web của Facebook là Hausa, một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Tây Phi. Truyền thông Nigeria trích dẫn lời của Zuckerberg nói rằng, ông tự hào rằng trên Facebook đã có tiếng Hausa.

Hơn 125 triệu người ở vùng hạ Sahara sử dụng internet. Một số người coi Facebook là nguồn tin tức hàng đầu, đặc biệt đối với những người độ tuổi 15-25.

Theo trang Internet World Stats, Nigeria có số người sử dụng internet cao nhất tại vùng hạ Sahara, với hơn 15 triệu người sử dụng, tiếp theo là Nam Phi – 13 triệu và Kenya – 5 triệu người.

Nhiều người Nigeria vui mừng về chuyến thăm của Mark Zuckerberg. Nhiều người sử dụng Facebook và Twitter đã đăng tải hình ảnh của Zuckerberg để đón chào ông.

Trong khi ở Kenya, Mark Zuckerberg đã có buổi thảo luận với các quan chức chính phủ về việc truy cập internet. Bộ trưởng Thông tin, Truyền thông và Công nghệ Kenya Joseph Musheru nói với DW rằng, giao tiếp trên mạng xã hội là cách để nhiều người tham gia vào các hoạt động xã hội.

Ở Kenya, Mark Zuckerberg đã có buổi thảo luận với các quan chức chính phủ về việc truy cập internet. (Nguồn: ABC News)

Dự định chưa thành

Hiện có hơn 125 triệu người ở vùng hạ Sahara sử dụng internet. Một số người coi Facebook là nguồn tin tức hàng đầu, đặc biệt đối với những người độ tuổi 15-25. Theo trang Internet World Stats, Nigeria có số người sử dụng internet cao nhất tại vùng hạ Sahara, với hơn 15 triệu người sử dụng, tiếp theo là Nam Phi – 13 triệu và Kenya – 5 triệu người.

Tuy vậy, kế hoạch của Zuckerberg về việc tăng tốc độ truy cập internet ở châu Phi gặp trở ngại khi tên lửa không người lái SpaceX Falcon 9 bị phát nổ sau khi rời bệ phóng ở Florida (Mỹ) vào tuần trước.

Mục đích phóng Falcon-9 nằm trong Sáng kiến Internet.org của Facebook, mang vệ tinh Amos-6 lên quỹ đạo để cung cấp vùng phủ sóng internet cho các tiểu vùng Sahara châu Phi.

Zuckerberg đã viết trên trang Facebook của mình: "Tôi đang ở châu Phi và vô cùng thất vọng khi biết rằng việc phóng SpaceX thất bại đã phá hủy vệ tinh của chúng tôi – công cụ sẽ cung cấp sự kết nối giữa mọi người trên trên lục địa này".

Facebook đã ký hợp đồng để sử dụng Amos 6 để cung cấp vùng phủ sóng internet băng thông rộng cho nhiều vùng rộng lớn của châu Phi và các vùng sâu, vùng xa khác của thế giới - như một phần của Sáng kiến ​​Internet.org của Facebook.

"May mắn thay, chúng tôi đã phát triển các công nghệ khác như Aquila cũng có khả năng kết nối cao", ông nói. Zuckerberg đang đề cập đến loại máy bay năng lượng Mặt Trời do Facebook phát triển để giúp kết nối internet ở vùng sâu vùng xa.

Ai được lợi hơn - Zuckerberg hay người châu Phi?

Kennedy Kachwanya, một nhà phân tích phương tiện truyền thông xã hội và là chủ tịch của Hiệp hội các blogger của Kenya cho biết, người dân địa phương được hưởng lợi nhiều hơn từ các dự án của Facebook hơn là chiều ngược lại.

Thương mại điện tử trên Facebook ở châu Phi đang trên đà phát triển. (Nguồn: DW)

"Tôi không nghĩ rằng Facebook kiếm được nhiều tiền từ châu Phi. Tôi biết nhiều người ở châu Phi đang hưởng lợi từ việc làm thương mại điện tử trên Facebook", Kachwanya nói.

Ông Kachwanya cũng cho rằng, nhiều người châu Phi đã lập ra các nhóm thảo luận các vấn đề xã hội và chính trị trên các ứng dụng của Facebook.

Kachwanya tin Facebook đang tập trung nhiều hơn vào tương lai hơn là hiện tại. "Facebook sử dụng người dùng châu Phi để thu hút quảng cáo từ các đối tác kinh doanh. Họ biết rằng châu Phi đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng, và đó là mục tiêu của họ" - ông nói.

Simdie Onuoha - một chuyên gia về truyền thông xã hội tại Nigeria nói rằng, châu Phi cần internet và các doanh nghiệp mới thành lập được hưởng lợi nhiều từ chuyến thăm của Zuckerberg.

"Chuyến thăm của Zuckerberg kết hợp cả việc nhân đạo và kinh doanh vì châu Phi có tiềm năng lớn. Châu Phi hiện đang có những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Đây là thị trường tiềm năng của Facebook”, ông nói.

(theo DW)