Nghiên cứu bất chấp luật bảo vệ dữ liệu mới được Liên minh châu Âu (EU) ban hành nhằm cho phép người dùng mạng Internet có nhiều lựa chọn và quyền kiểm soát hơn.
Theo nghiên cứu trên, Facebook và Google thường đặt những tùy chọn mặc định ít mang tính bảo mật. Điều này khiến người dùng gần như không thay đổi được các cài đặt được chọn trước đó. Các lựa chọn bảo mật yêu cầu thêm nhiều cú nhấp chuột và thường bị ẩn đi.
Trong nhiều trường hợp, các dịch vụ này che giấu sự thật rằng người dùng có rất ít lựa chọn thực tế và phải chấp nhận chia sẻ dữ liệu trên phạm vi rộng để đổi lấy dịch vụ.
Facebook và Google đang đưa ra những tùy chọn mặc định. (Nguồn: Reuters) |
Hội đồng Tiêu dùng Na Uy khẳng định chính sách bảo mật của 2 tập đoàn công nghệ của Mỹ đi ngược lại Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU có hiệu lực từ ngày 25/5 vừa qua.
Luật mới này nhằm thay đổi cách dữ liệu cá nhân người dùng bị thu thập và sử dụng.
Ngay cả các công ty có trụ sở bên ngoài EU cũng phải tuân thủ các quy định mới nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ ở EU. Các công ty vi phạm có thể bị phạt tới 20 triệu Euro (24 triệu USD) hoặc mức tương đương 4% tổng doanh thu hàng năm trên toàn cầu.
Các quy định về bảo mật dữ liệu người dùng đã được tăng cường sau hàng loạt sự cố về quyền riêng tư khiến Facebook phải chịu nhiều sức ép dư luận liên quan đến việc chia sẻ thông tin người dùng cho bên thứ ba.
Trước đó, công ty phân tích thị trường và tư vấn chính trị của Anh Cambridge Analytica (CA) đã bị cáo buộc sử dụng trái phép dữ liệu của 87 triệu người dùng mạng xã hội Facebook để phục vụ chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của tỷ phú Donald Trump hồi năm 2016.