TIN LIÊN QUAN | |
Đảm bảo an ninh lương thực vì thế hệ tương lai | |
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng |
Mỗi năm, gần 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị vứt bỏ tại các nước phát triển. Con số này còn lớn hơn lượng thực phẩm cần thiết để nuôi sống 1 tỷ người đang thiếu đói trên hành tinh, các chuyên gia của FAO nhấn mạnh.
Một phụ nữ đang lựa chọn trái cây và rau quả nhập khẩu từ EU tại một siêu thị ở Thượng Hải. (Nguồn: Nikkei) |
Ngoài ra, năng lượng tiêu hao để sản xuất các sản phẩm lương thực thực phẩm mà sau đó lại bị vứt vào sọt rác như kể trên, là nguồn tạo ra lượng khí thải nhà kính lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau lượng khí thải của Mỹ và Trung Quốc.
Để khắc phục tình trạng lãng phí thực phẩm, các chuyên gia khẳng định sự cần thiết của việc thay đổi cách thức bán các sản phẩm này. Các chuyên gia cũng chỉ trích nhiều siêu thị phương Tây sẵn sàng vứt bỏ hàng hóa là thực phẩm vẫn còn tiêu dùng được chỉ bởi trông bề ngoài các sản phẩm không còn hoàn hảo nữa. FAO cũng chỉ ra, sự hiểu lầm đối với hạn sử dụng ghi trên các sản phẩm cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí thực phẩm.
Tại Thụy Sỹ, hàng năm, tính trung bình mỗi người dân vứt đi gần 300 kg đồ ăn. Với số liệu tổng kết này, Thụy Sỹ là một trong những quốc gia lãng phí thực phẩm hàng đầu tại châu Âu.
Cụ thể, phân chia các loại thực phẩm bị tống vào sọt rác, có thể kể đến đầu tiên là bánh mì (chiếm 43% các loại đồ ăn bị vứt bỏ), rồi đến rau, hoa quả (34%) và sau nữa là thịt (19%).
Giá lương thực thế giới tăng mạnh nhất trong 4 năm qua Đây là kết quả báo cáo của Tổ chức Nông – Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 7/7. |
Nga gia hạn lệnh cấm nhập khẩu lương thực từ phương Tây Quyết định trên, được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký thông qua ngày 29/6, sẽ có hiệu lực đến ngày 31/12/2017. |
Biến đổi khí hậu làm tăng độc tố trong thực phẩm Do phải vật lộn để tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên một số cây lương thực có thể sản sinh ra ... |