Nhỏ Bình thường Lớn

Fed 'mạnh tay', các công ty Trung Quốc đồng loạt tháo chạy, thị trường tài chính toàn cầu sắp đối diện với 'cơn địa chấn'?

Các chuyên gia dự báo, một sự thay đổi thầm lặng nhưng sâu sắc trong các động lực tài chính toàn cầu có thể sắp diễn ra, làm thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa đồng NDT của Trung Quốc và đồng USD.
Mỹ-Trung Quốc
Đồng NDT của Trung Quốc có thể tăng vọt nếu các công ty Trung Quốc chuyển 2 nghìn tỷ USD sang NDT để ứng phó với việc Fed cắt giảm lãi suất. (Nguồn: Getty)

Động thái đáng chú ý của một số công ty Trung Quốc nhằm chuyển về nước một lượng tài sản đáng kể được định giá bằng USD là trọng tâm của sự thay đổi này - một kịch bản có khả năng xảy ra khi lãi suất của Mỹ bị cắt giảm trong những tháng tới.

Dòng vốn "khủng" sắp rời khỏi Mỹ

Tại Hội thảo kinh tế chuyên đề Jackson Hole hồi tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rõ rằng Fed đã sẵn sàng hạ lãi suất vào tháng 9. Cụ thể, ông nói: “Đã đến lúc chính sách phải được điều chỉnh. Lộ trình đã rõ ràng, thời điểm và tốc độ cắt giảm sẽ phụ thuộc vào dữ liệu sắp tới, sự thay đổi trong triển vọng và việc cân bằng rủi ro".

Ông Powell phát biểu, Fed tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ kép là đưa lạm phát xuống 2% và thúc đẩy thị trường việc làm, đồng thời tìm cách nới lỏng chính sách tiền tệ.

Bước đi của Fed dự báo gây ra làn sóng dòng vốn chảy ngược trở lại Trung Quốc, với những tác động sâu rộng đến đồng NDT, đồng USD và thị trường tiền tệ toàn cầu nói chung.

Các ước tính cho thấy, các công ty Trung Quốc tích lũy được hơn 2 nghìn tỷ USD ở các khoản đầu tư ra nước ngoài, phần lớn trong số đó được gửi vào các tài sản bằng USD.

Tin liên quan
BRICS, Nhân dân tệ BRICS, Nhân dân tệ 'tổng tấn công', đồng USD có còn là vua?

Kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, các công ty Trung Quốc đã thu được lợi nhuận cao hơn khi chuyển hướng kinh doanh sang nước ngoài và nắm giữ khối tài sản lớn hơn, chủ yếu bằng đồng USD.Tuy nhiên, xu hướng này có thể sớm đảo ngược trước quyết định của Fed nhằm "hạ nhiêt" lạm phát và những thách thức kinh tế đang gia tăng tại nền kinh tế số một thế giới.

Khi chi phí vay giảm, sức hấp dẫn của việc nắm giữ tài sản bằng USD có khả năng giảm theo, tạo động lực thúc đẩy các công ty Trung Quốc chuyển các khoản đầu tư trở ngược lại về nước.

Các dự báo về số vốn đầu tư được “hồi hương” là khác nhau nhưng ước tính dao động từ 400-1.000 tỷ USD. Ngay cả ở mức thấp hơn trong phạm vi này, tác động lên đồng NDT có thể rất đáng kể, mà theo dự đoán của một số chuyên gia phân tích đồng tiền của Bắc Kinh có thể tăng giá tới 10% so với đồng USD.

Động lực chuyển hướng

Theo giới phân tích, chênh lệch lãi suất được thu hẹp giữa Mỹ và Trung Quốc có khả năng thúc đẩy làn sóng này. Những năm qua, các công ty Trung Quốc đã xây dựng một bảng danh mục đầu tư nước ngoài đáng kể, từ trái phiếu Kho bạc Mỹ cho đến trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều bất động sản.

Tuy nhiên, với động thái tới đây của Fed, mọi tính toán đang dần chuyển hướng.

Trái ngược với bối cảnh kinh tế ngập tràn thách thức tại Washington, môi trường kinh tế của Bắc Kinh nhìn chung vẫn tương đối ổn định, mặc dù vẫn có những thách thức riêng. Nhờ đó, các khoản đầu tư trong nước bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn khi lợi suất trái phiếu Mỹ suy giảm. Do vậy, đây là thời điểm thích hợp để chuyển hướng dòng vốn.

Nếu lãi suất của Mỹ giảm và đồng USD mất đi một phần sức mạnh, các công ty Trung Quốc có thể chọn cách mang tiền về nước, chuyển đổi lượng USD nắm giữ thành NDT. Điều này có thể tạo ra áp lực tăng giá trị của đồng NDT, đặc biệt nếu dòng vốn đổ vào lớn.

Đồng NDT mạnh hơn có thể báo hiệu sự tái cân bằng rộng hơn về sức mạnh kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung Quốc vẫn tiếp diễn và tầm quan trọng ngày càng tăng của nền kinh tế thứ hai thế giới trên trường quốc tế.

Mặc dù kịch bản này có thể xảy ra, nhưng vẫn chưa chắc chắn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ và thời điểm chuyển hướng dòng vốn và theo đó là sự tăng giá của đồng NDT.

Trước hết và quan trọng nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) chắc chắn sẽ không thể ngồi yên và để đồng NDT tăng giá mất kiểm soát. Bắc Kinh vốn nổi tiếng trong việc quản lý chặt chẽ đồng tiền của mình và luôn có động thái can thiệp khi cần thiết để duy trì sự ổn định.

Tin liên quan
Doanh nhân Trung Quốc: Trao đổi thương mại với Nga thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng NDT Doanh nhân Trung Quốc: Trao đổi thương mại với Nga thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng NDT

Nếu các công ty Trung Quốc đồng loạt chuyển hàng trăm tỷ USD, thậm chí lên tới một nghìn tỷ USD thì có thể gây ra những tác động rộng lớn đến thị trường toàn cầu.

Sự thống trị của đồng USD trong vai trò là đồng tiền dự trữ chính của thế giới từ lâu đã được củng cố bởi nhu cầu mạnh mẽ đối với tài sản của Mỹ. Một sự thay đổi đáng kể trong nhu cầu này có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng USD và có khả năng làm thay đổi cán cân quyền lực kinh tế giữa hai siêu cường.

Đây cũng không chỉ là câu chuyện của riêng Mỹ và Trung Quốc. Đồng NDT mạnh hơn cũng có thể tác động đến các loại tiền tệ khác, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, nếu đồng NDT tăng đáng kể, nó có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh tế châu Á khác có đồng tiền yếu hơn khi so sánh và có khả năng định hình lại động lực thương mại trong khu vực.

Dù vậy, những yếu tố này vẫn tiềm ẩn những điều không chắc chắn dù khả năng đồng NDT mạnh hơn và đồng USD suy yếu hơn là có thật và có thể định hình lại bối cảnh nền kinh tế toàn cầu theo những cách khác nhau.

Vị thế đồng USD vẫn vững ngôi bá chủ, bất chấp 'cách mạng' phi USD hóa toàn cầu

Vị thế đồng USD vẫn vững ngôi bá chủ, bất chấp 'cách mạng' phi USD hóa toàn cầu

"Cuộc cách mạng" phi USD hóa thực sự vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên khắp thế giới... Nhưng liệu có phải các quốc ...

Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ

Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ

Sự thống trị của đồng USD đã trở thành một đặc trưng của thương mại toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua. Có đầy ...

Đây là lý do khiến Ấn Độ đừng mong 'soán ngôi' Trung Quốc

Đây là lý do khiến Ấn Độ đừng mong 'soán ngôi' Trung Quốc

Ấn Độ đang mong muốn trở thành công xưởng của thế giới thay thế Trung Quốc, nhưng ngoài sản xuất điện thoại thông minh, những ...

Trung Quốc có đủ mạnh để soán ngôi Mỹ?

Trung Quốc có đủ mạnh để soán ngôi Mỹ?

Ý tưởng Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới được các nhà hoạch định chính sách và kinh ...

Đồng minh thân cận Nga lo bị Mỹ trừng phạt, hàng tỷ USD của doanh nghiệp 'lênh đênh' ở nước ngoài

Đồng minh thân cận Nga lo bị Mỹ trừng phạt, hàng tỷ USD của doanh nghiệp 'lênh đênh' ở nước ngoài

Theo dữ liệu từ ngân hàng trung ương Nga, các doanh nghiệp nước này có thể mất hàng tỷ USD do vấn đề thanh toán ...

(theo Asia Times)