'Bóng ma' vỡ nợ hiện hữu, kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với trận 'đại hồng thủy'. (Nguồn: Sohu) |
Theo biên bản cuộc họp, các nhà kinh tế của Fed đánh giá rằng điều kiện tài chính thắt chặt “sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ, bắt đầu từ cuối năm nay, sau đó là sự phục hồi với tốc độ vừa phải”.
Biên bản viết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế được dự đoán sẽ suy giảm tương đối trong hai quý tới, sau đó tốc độ giảm sẽ chậm lại vào quý IV/2023 và quý I/2024.
Tại cuộc họp tháng 5/2023, tất cả 11 thành viên của FOMC đã bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp, nhằm kiềm chế đà tăng của lãi suất. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn có một số bất đồng về những việc cần làm tiếp theo.
Biên bản cho thấy một số thành viên FOMC tin rằng, cần đẩy nhanh hơn nữa các hành động chính sách, nhằm đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%.
Một thành viên khác lưu ý, nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phát triển đúng hướng, do vậy việc bổ sung thêm các chính sách thắt chặt tiền tệ là không cần thiết.
Các quan điểm được nêu bật trong biên bản phù hợp với các tuyên bố công khai được đưa ra bởi thành viên FOMC trong những tuần gần đây.
Điển hình vào ngày 19/5, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận định, lãi suất có thể đã tăng đủ xa để đạt mục đích kiềm chế lạm phát.
Chủ tịch Fed chi nhánh Dallas Lorie Logan tại một sự kiện khác thì bình luận rằng, lãi suất nên tiếp tục được tăng thêm tại cuộc họp FOMC vào tháng 6/2023.
* Cũng trong ngày 24/5, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch đã đưa Mỹ vào diện cần giám sát về nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do rủi ro vỡ nợ trong bối cảnh chính phủ nước này vẫn đang bế tắc trong giải quyết vấn đề trần nợ công.
Cụ thể, hãng trên đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của Mỹ ở mức AAA trong Danh sách giám sát tín nhiệm tiêu cực.
Fitch nêu rõ, mức xếp hạng AAA phản ánh tình trạng chia rẽ đảng phái gia tăng đang cản trở việc đạt được nhất trí để nâng trần nợ công trước thời hạn chót sắp tới.
Tuy nhiên, Fitch vẫn hy vọng các bên có thể đạt được sự đồng thuận về vấn đề này.
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo, bộ này có thể hết khả năng trang trải chi phí cho các hoạt động vào ngày 1/6 tới, gây ra tình trạng vỡ nợ với những hậu quả kinh tế mang tính tàn phá, nếu Quốc hội không hành động để nâng trần nợ công.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về nâng trần nợ công không mang lại kết quả, khi hai bên giữ quan điểm khác biệt trong vấn đề này.
| Đồng USD mất dần sức hút tại Trung Đông - Lo bị trừng phạt, muốn thay đổi hay chỉ là 'đi trước đón đầu'? Trong nhiều thập niên, USD là loại tiền tệ tốt nhất và thường xuyên được sử dụng ở Trung Đông. Nhưng điều đó có thể ... |
| Mỹ vỡ nợ, thế giới cũng chẳng 'yên thân'; đồng USD dù 'mất điểm' nhưng vẫn chiếm ưu thế trên toàn cầu Nếu cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành khiến nước Mỹ rơi vào suy thoái, thì nền kinh tế lớn nhất thế giới khó có ... |
| Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong 'tình tay ba' giữa đồng minh và đối tác Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục người châu Âu, mà đầu tàu là Đức, "thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung ... |
| Chính phủ Mỹ sắp cạn tiền mặt Theo hãng tin Bloomberg, tính đến ngày 18/5, chính phủ Mỹ chỉ còn 57,3 tỷ USD - mức ít nhất kể từ cuối năm 2021. ... |
| Kinh tế Mỹ: Dù đàm phán chưa tiến triển, Nhà Trắng vẫn tự tin không bao giờ vỡ nợ Đại diện của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sỹ Cộng hòa tại quốc hội ngày 23/5 đã kết thúc một vòng đàm ... |