Đồng USD có thể không giữ được đà tăng khi chính sách của Fed xoay trục. (Nguồn: Medium) |
Việc Fed xoay trục sang chính sách ôn hòa hơn vào tháng 12/2023 đã làm tăng khả năng đồng USD sẽ tiếp tục suy yếu vào năm 2024, dù sức mạnh của nền kinh tế Mỹ có thể hạn chế sự suy giảm của "đồng bạc xanh".
Đồng USD đang trên đà giảm 1% trong năm nay so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Việc sử dụng đúng "đồng bạc xanh" chính là chìa khóa cho các nhà phân tích và nhà đầu tư, do đồng tiền này đóng vai trò trung tâm trong nền tài chính toàn cầu.
Tin liên quan |
Mỹ điều chỉnh tăng trưởng GDP quý III; nỗi lo suy thoái kinh tế giảm đi nhiều |
Đối với Mỹ, đồng USD suy yếu sẽ làm cho hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh hơn ở nước ngoài và tăng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia bằng cách làm cho việc chuyển đổi lợi nhuận nước ngoài của họ sang USD trở nên rẻ hơn.
Theo dữ liệu của FactSet, khoảng 1/4 các công ty thuộc S&P 500 tạo ra hơn 50% doanh thu bên ngoài nước Mỹ.
Cuộc họp hai ngày 12-13/12 của Fed đánh dấu một sự thay đổi bất ngờ trong lập trường của ngân hàng này, sau khi Chủ tịch Jerome Powell cho biết, đợt thắt chặt chính sách tiền tệ lịch sử đưa lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ có thể đã kết thúc nhờ lạm phát hạ nhiệt.
Các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng này dự kiến cắt giảm 0,75 điểm phần trăm lãi suất vào năm tới.
Lãi suất giảm thường được coi là một trở ngại đối với đồng USD, khiến các tài sản được định giá bằng đồng tiền Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.
Mặc dù các chiến lược gia đã dự đoán, đồng bạc xanh sẽ suy yếu trong năm tới, tốc độ cắt giảm lãi suất nhanh hơn có thể đẩy nhanh sự suy giảm của đồng tiền này.
Tuy nhiên, đặt cược vào nội tệ yếu là một động thái mang đầy rủi ro trong những năm gần đây và một số nhà đầu tư cảnh giác với việc này.
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các nền kinh tế khác có thể là một yếu tố gây trở ngại cho các nhà đầu tư theo xu hướng giá USD giảm.
Ông Kit Juckes, chiến lược gia trưởng ngoại hối tại Societe Generale, cho biết, việc Fed đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ, cùng với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ sau đại dịch, đã thúc đẩy khái niệm về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ và mang lại đợt phục hồi mạnh mẽ nhất cho đồng USD kể từ những năm 1980.
Ông nói thêm: "Việc Fed quyết định nới lỏng chính sách sẽ khiến một số lợi ích đó bị đảo ngược”.
| Người dân Hà Nội và cảm nghĩ về Hội nghị Ngoại giao 32 Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam đã phỏng vấn nhanh cảm nghĩ của một ... |
| Giữa lúc căng thẳng, Tổng thống Argentina đề nghị thông qua ưu đãi thuế cho các công ty Trung Quốc Ngày 23/12, Chính phủ của Tổng thống Argentina Javier Milei đề nghị Quốc hội nước này thông qua dự luật cho phép các công ty ... |
| Việt Nam - Điểm sáng tăng trưởng ở Đông Nam Á Bất chấp xu hướng suy giảm toàn cầu trong quý III/2023, các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn ghi nhận các mức tăng trưởng ... |
| Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023: Mexico tăng 4 bậc, lên vị trí thứ 12 Ngày 23/12, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo, Mexico đã vượt thêm 4 bậc để trở thành nền kinh tế đứng thứ 12 ... |
| Ưu tiên thúc đẩy gia nhập OECD, Argentina đối mặt với ‘một số vấn đề cần giải quyết’ Ngày 23/12, tân Ngoại trưởng Argentina, Diana Mondino, cho biết đàm phán gia nhập Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là ... |