FIFA ấn tượng với thành tích đội tuyển Việt Nam và phong độ ghi bàn của Tiến Linh

Minh Khang
Đội tuyển Việt Nam và tiền đạo Nguyễn Tiến Linh nhận được những lời khen từ FIFA sau chiến tích giành vé vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
FIFA ấn tượng với thành tích đội tuyển Việt Nam và phong độ ghi bàn của Tiến Linh
Tiến Linh mừng bàn mở tỷ số trong chiến thắng của đội tuyển Việt Nam (2-1) trước Malaysia hôm 11/6. (Ảnh: Lâm Thoả

"Một loạt cầu thủ bước ra ánh sáng để đưa đội của họ đi tiếp. Nổi bật trong số đó là tiền đạo 23 tuổi Nguyễn Tiến Linh.

Anh ghi 5 bàn, trong đó có bàn thắng quyết định giúp Việt Nam đánh bại UAE 1-0 ở lượt đi, qua đó tạo bước ngoặt cho cuộc cạnh tranh vé vào vòng sau".

Trang chủ của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) dành lời khen cho Tiến Linh trong bài viết tổng hợp về vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, đăng ngày 16/6.

Ngoài Tiến Linh, FIFA cũng đánh giá cao tiền đạo Song Minkyu của Hàn Quốc và Vũ Lỗi của Trung Quốc:

"Tiền đạo trẻ Hàn Quốc Song không sợ sệt chút nào trong lần đầu khoác áo đội tuyển. Anh đóng góp một đường kiến tạo trong trận thắng Turkmenistan 5-0 và ghi bàn đầu tiên ở chiến thắng quan trọng trước Lebanon.

Tiền đạo Vũ Lỗi cũng có màn trình diễn ấn tượng khi ghi 7 bàn để đưa đội tuyển Trung Quốc vào vòng loại thứ ba".

FIFA còn dành hẳn một mục để khen ngợi tuyển Việt Nam với tiêu đề "Sự đột phá của Việt Nam".

Theo FIFA: "Chiến dịch lần này chứng kiến sự bứt phá của Việt Nam. Họ làm nên lịch sử khi lần đầu tiên giành quyền vào vòng loại thứ ba World Cup. Sau khi vào tới tứ kết Asian Cup 2019, Việt Nam tiếp tục có những bước tiến lớn dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo.

Bước vào những loạt trận cuối với tư cách đội đầu bảng G, Việt Nam thắng Indonesia và Malaysia rồi đi tiếp với tư cách một trong những đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, dù thua UAE ở trận cuối".

Vòng loại thứ ba World Cup 2022 dự kiến khởi tranh ngày 2/9 và kết thúc vào tháng 3/2022. 12 đội tuyển được chia thành hai bảng, mỗi bảng 6 đội, thi đấu lượt đi, lượt về.

Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền dự World Cup 2022. Hai đội xếp thứ ba sẽ thi đấu với nhau (lượt đi, lượt về) để tranh suất dự play-off với một đội ở châu lục khác.

Do có thứ hạng FIFA thấp nhất, Việt Nam và Lebanon nằm ở nhóm hạt giống cuối cùng trong số 12 đội tham dự vòng loại thứ ba. AFC mới đây thông báo lễ bốc thăm chia bảng sẽ được tổ chức vào ngày 1/7 thay vì 24/6 như lịch cũ.

Các nhóm hạt giống bốc thăm chia bảng vòng loại thứ ba World Cup 2022:

Nhóm 1: Nhật Bản (hạng 28 thế giới) , Iran (hạng 31)

Nhóm 2: Hàn Quốc (hạng 39), Australia (hạng 41)

Nhóm 3: Saudi Arabia (hạng 64), Iraq (hạng 68)

Nhóm 4: UAE (hạng 73), Trung Quốc (hạng 77)

Nhóm 5: Syria (hạng 79), Oman (hạng 80)

Nhóm 6: Lebanon (hạng 90), Việt Nam (hạng 92)

TIN LIÊN QUAN
Hưng Thịnh Corp thưởng nóng 2 tỷ đồng cho đội tuyển Việt Nam
Tuyển Việt Nam vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022: MC Thành Trung, Hoàng Bách và nhiều sao Việt phấn khích
Việt Nam vs UAE: 'Rồng vàng' lập kỳ tích, thua vẫn tự hào
Trận Việt Nam vs UAE: Dù thua nhưng đi tiếp, tuyển Việt Nam có cần cải tổ?
Trận Việt Nam vs UAE: Cổ động viên khắp châu Á gửi lời 'có cánh' đến thầy trò HLV Park Hang Seo
(theo Ngôi Sao)

Bài viết cùng chủ đề

World Cup 2022

Đọc thêm

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong tiến trình hướng tới tương lai khu vực, thanh niên là động lực then chốt thúc đẩy hiện thự́c hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác để chia sẻ về việc nắm bắt thời cơ trong thời đại số.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động