G7 thông qua quyết định áp trần giá dầu nhập khẩu của Nga. (Nguồn: Reuters) |
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki Shunichi nêu rõ: "Mục tiêu là hạn chế nguồn thu từ năng lượng của Nga".
Quyết định được đưa ra trong một cuộc họp trực tuyến của Nhóm G7, sau khi các nhà lãnh đạo nhóm này cho biết hồi tháng 6 rằng họ đang xem xét một kế hoạch nhằm làm tăng thêm áp lực đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu lớn của Nga.
Trên cơ sở đó, các nước G7 sẽ cấm cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ bảo hiểm, cho các tàu chở dầu đến từ Nga có giá cao hơn mức trần đã được thống nhất.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nói với các phóng viên sau cuộc họp rằng, quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 đối với dầu thô và từ ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm tinh chế.
Bộ trưởng cũng khẳng định, phía Nhật Bản tin rằng việc áp giá trần sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, sự tham gia của các quốc gia ngoài nhóm, chẳng hạn như các nhà nhập khẩu dầu quan trọng của Nga là Ấn Độ và Trung Quốc, cũng là rất quan trọng để cơ chế này đạt hiệu quả.
Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov tuyên bố, những biện pháp hạn chế đơn phương mà các nước phương Tây áp đặt đối với Moscow đã gây ra tình trạng gián đoạn nguồn cung năng lượng và khiến giá năng lượng tăng cao trên khắp thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về chủ đề chuyển đổi năng lượng, Bộ trưởng Shulginov đánh giá, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đã cản trở nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng hợp lý và đáng tin cậy cho mọi người.
Để giải quyết vấn đề này, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga, cần loại bỏ nguyên nhân gốc rễ, song quyết tâm này sẽ đòi hỏi phải khôi phục chuỗi cung ứng năng lượng, cũng như thiết lập chính sách năng lượng và khí hậu cân bằng.
| Xung đột Nga-Ukraine: Xu hướng mới trong sử dụng năng lượng Xung đột Nga-Ukraine buộc các nước tìm kiếm và có điều chỉnh phù hợp về chính sách sử dụng năng lượng. |
| Nga ngừng đưa khí đốt đến châu Âu vô thời hạn; Mỹ, Đức nói gì? Ngày 2/9, trong một bức thư điện tử gửi hãng tin Reuters, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ lập luận rằng, ... |
| Dòng chảy phương Bắc 1 bị khóa vô thời hạn Ngày 2/9, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) sẽ tiếp tục bị ... |
| Chống Nga, 'ví tiền' châu Âu hao hụt, EU đang trừng phạt chính mình? Ở châu Âu, nguồn năng lượng đang thiếu trầm trọng, trong khi giá cả liên lục lập kỷ lục mới. Các xí nghiệp lần lượt ... |
| Trong khi ‘bão’ trừng phạt từ phương Tây vẫn ồ ạt, Nga nhận lợi ích bất ngờ? Sau khi Điện Kremlin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ và các đồng minh ở châu Âu đã nhanh chóng ... |