Mỹ, EU tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga. Hình ảnh trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga ở thủ đô Moscow (Nga). (Nguồn: Reuters) |
Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Bộ trưởng Yellen và Ủy viên Gentiloni đã gặp nhau bên lề cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Rio de Janeiro, Brazil.
Nội dung trọng tâm của cuộc thảo luận là nhằm sử dụng các khoản thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine - theo đúng cam kết của các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Apulia, Italy, hồi tháng 6 vừa qua.
Theo Bộ trên, bà Yellen cũng đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy Giancarlo Giorgetti bên lề hội nghị của G20.
Trong đó, bà Yellen khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác với khối 27 thành viên và G7 để tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế khả năng tiến hành hoạt động quân sự của Moscow tại Kiev.
Bên cạnh đó, bà Yellen và ông Giorgetti còn trao đổi quan điểm về việc năng lực công nghiệp dư thừa của Trung Quốc có thể lan tràn và "bóp méo" giá cả trên thế giới.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Italy ngày 13/6, các nhà lãnh đạo G7 đã đạt được thỏa thuận phân bổ cho Ukraine 50 tỷ USD lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga cho đến cuối năm 2024.
EU, Canada, Mỹ và Nhật Bản đã phong tỏa các tài sản của Nga với tổng trị giá khoảng 300 tỷ USD.
Trong số này, khoảng 5-6 tỷ USD tại Mỹ và còn lại hầu hết ở châu Âu, đặc biệt là tại công ty dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới Euroclear có trụ sở ở Brussels, Bỉ, với 210 tỷ USD.
* Trong khi đó, ngày 24/7, theo Financial Times, EU đang cân nhắc việc "gia hạn vô thời hạn" lệnh trừng phạt đối với tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga nhằm xoa dịu mối lo ngại của Mỹ về kế hoạch cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine.
Ủy ban châu Âu cho rằng, động thái này sẽ "cung cấp cho các đối tác G7 mức độ dự đoán cao nhất" liên quan đến việc hoàn trả khoản vay 50 tỷ USD mà các nhà lãnh đạo của nhóm này đã ký kết.
Hiện tại, các lệnh trừng phạt được áp dụng liên tục sau mỗi 6 tháng. Điều này khiến các đồng minh của EU lo ngại rằng, khoản vay sẽ không được hoàn trả đầy đủ.
Việc thiếu khả năng dự đoán như vậy đã trở thành rào cản lớn trong việc đạt được sự chấp thuận cho khoản vay từ Mỹ.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới muốn có sự đảm bảo mạnh mẽ hơn từ châu Âu rằng, họ sẽ tiếp tục đóng băng số tài sản trị giá 190 tỷ Euro mắc kẹt tại trung tâm lưu ký chứng khoán Euroclear, cho đến khi khoản vay được hoàn trả hoặc Nga đồng ý bồi thường để trang trải chi phí vay.
| Đến năm 2030, Đức đặt mục tiêu cắt giảm 65% lượng khí thải CO2 Ngày 24/7, Bộ Kinh tế Đức cho biết nước này sẽ cần nhập khẩu ít nhất 50% lượng hydro cần thiết để đáp ứng các ... |
| Việt Nam-Singapore tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Việt Nam-Singapore tận dụng hiệu quả đối tác kinh tế xanh-kinh tế số và hiệp định kết ... |
| Thị trường lao động kiên cường, thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng vượt kỳ vọng Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2024, giữa lúc lạm phát lắng xuống. Thị trường hiện vẫn giữ nguyên ... |
| Trung Quốc muốn một nước Nam Mỹ gia nhập 'gia đình' Vành đai và con đường Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hy vọng Brazil ... |
| CIEM: Cần tập trung xây dựng chương trình hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tốc đổi mới sáng tạo xanh Sáng ngày 26/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Đại sứ quán Đan ... |