Pháp tăng mạnh nhập khẩu khí đốt từ Nga trong nửa đầu năm 2024. (Nguồn: TASS) |
Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) dẫn dữ liệu từ Kpler - công ty theo dõi vận chuyển và ICIS - nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa cho thấy, châu Âu đã hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga, nhưng khí đốt tự nhiên vẫn được phép.
Theo phân tích từ IEEFA, các công ty Pháp đã nhập khẩu gần 4,4 tỷ m³ LNG của Nga trong nửa đầu năm nay, so với hơn 2 tỷ m³ trong cùng kỳ năm ngoái.
Tin liên quan |
Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh |
TotalEnergies - “gã khổng lồ” năng lượng của Pháp chiếm thị phần lớn nhất trong danh sách nhập khẩu từ tháng 1-6/2024 cho biết, họ bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát (tháng 2/2022).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Kinh tế Pháp cho hay, sự gián đoạn trong hoạt động vận tải qua Kênh đào Suez đã buộc nước này phải định hình lại hoạt động nhập khẩu LNG. Khí đốt từ Trung Đông không còn dễ dàng đến châu Âu, trong khi đó, tuyến đường của Nga từ Bắc Cực không bị ảnh hưởng.
Dự án LNG lớn nhất của Nga nằm ở Bán đảo Yamal thuộc Vòng Bắc Cực, là một liên doanh với TotalEnergies - công ty sở hữu 20% cổ phần tại dự án.
Theo hợp đồng được ký kết năm 2018, tập đoàn Pháp cam kết mua 4 triệu tấn khí đốt từ dự án đó mỗi năm.
Khẳng định có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng các hợp đồng đã ký, TotalEnergies cho biết sẽ tiếp tục hoạt động này "miễn là các chính phủ châu Âu coi khí đốt của Moscow là cần thiết cho an ninh nguồn cung của Liên minh châu Âu (EU)".
Phía TotalEnergies cho hay, chỉ khi các lệnh trừng phạt mới được áp dụng thì họ mới có thể đình chỉ các giao dịch mua LNG từ Nga.
| 'Ngày thứ Hai đen tối' của thị trường chứng khoán toàn cầu, áp lực giảm lãi suất tăng cao, nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng Làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu gia tăng vào ngày 5/8, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 900 điểm ngay ... |
| Vì một lý do của Mỹ, chứng khoán Nhật Bản chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư bán tháo Ngày 5/8, thị trường chứng khoán Nhật Bản chứng kiến một phiên bán tháo mạnh mẽ trong “ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay”. |
| Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035 Trung Quốc được cho là sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035, sau khi nâng cấp hầu hết các ... |
| Xuất khẩu hàng hóa 'nở rộ' nhờ CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thực sự đã tạo động lực lớn cho tăng trưởng xuất ... |
| EU cập nhật tình hình thuế quan áp lên xe điện Trung Quốc, bất ngờ với hành động của Đức Ngày 5/8, ông Valdis Dombrovskis, Ủy viên thương mại châu Âu cho hay, thuế quan áp lên xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào ... |