TIN LIÊN QUAN | |
Du lịch Việt Nam: Lực đủ mạnh mới thực sự cất cánh | |
Thái Lan tăng cường thu hút du khách Việt Nam |
Khách du lịch nước ngoài ngồi xích lô tham quan, ngắm cảnh xung quanh Hồ Gươm, Hà Nội. |
Thông tin do Tổng cục Thống kê chính thức công bố ngày 27/12 cho thấy du lịch Việt Nam trong năm 2019 đã đạt được kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay.
Theo tính toán, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 tăng 16,2% so với năm 2018, trong đó, khách đến bằng đường hàng không tăng 15,2%; bằng đường bộ tăng 20,4%; bằng đường biển tăng 22,7%.
Khách đến từ châu Á chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm trước. Khách đến từ châu Âu tăng 6,4%; khách đến từ châu Mỹ tăng 7,7%; khách đến từ châu Phi tăng 12,2%...
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng trên 6%). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16%).
Với sự nỗ lực của toàn ngành, du lịch đã có những bước phát triển đột phá, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của đất nước.
Việt Nam được vinh danh với nhiều danh hiệu danh giá, giải thưởng du lịch toàn cầu: Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 (World Golf Awards); Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới (World Travel Awards 2019), Điểm đến hàng đầu châu Á trong hai năm liên tiếp.
Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), xếp hạng 63/140 nền kinh tế...
Năm 2020, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỷ đồng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nêu rõ, mục tiêu này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Tổng cục Du lịch thực hiện. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, vì vậy, ngay từ bây giờ, ngành đã trao đổi, thảo luận để tìm ra những giải pháp có thể triển khai ngay từ đầu năm 2020.
Ngành du lịch sẽ cố gắng triển khai những giải pháp đã được đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035 hiện đang trình Chính phủ phê duyệt. Khi đó, các giải pháp cho chiến lược sẽ được chuyển thành hành động cụ thể.
Bên cạnh đó, ngành tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; đẩy mạnh phối hợp hợp tác công-tư; tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, ứng dụng công nghệ mới; đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết, huy động mọi nguồn lực hợp pháp, tranh thủ sự ủng hộ của toàn xã hội cho phát triển du lịch.
Mặt khác, trong năm 2019, du lịch Việt Nam đã được vinh danh là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019" và "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á".
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá ẩm thực và di sản văn hóa để thu hút nhiều hơn du khách quốc tế.
Nhiều lợi thế cạnh tranh, Việt Nam trở thành điểm đến du lịch chữa bệnh của khách quốc tế TGVN. Ngoài tham quan các điểm đến du lịch, nhiều du khách lại đang hướng đến các phòng khám hay dịch vụ chăm sóc sức ... |
Tháng 10/2019: Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục TGVN. Theo Tổng cục Du lịch (TCDL), trong tháng 10/2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,62 triệu lượt, tăng 34,3% so ... |
Thách thức mới của ngành du lịch TGVN. Trong 6 tháng đầu năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 8,5 triệu lượt. Tuy nhiên, mức tăng trưởng 7,5% so ... |