Giá cà phê trong nước hôm nat 12/7, giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Praguemonitor) |
Giá cà phê hôm nay 12/7
Đúng như nhận định của các chuyên gia về con đường không thuận lợi ở phía trước của các loại hàng hóa, trong đó có cà phê trong giai đoạn hiện nay. Sau một phiên tăng bất thường, giá cà phê giao dịch trên cả hai sàn quay đầu giảm mạnh. USDX tiếp tục mạnh trên các thị trường hàng hóa khiến giá cả nhiều mặt hàng phải chịu sức ép giảm, kể cả thị trường vàng thường được đầu cơ chọn làm nơi trú ẩn và thị trường dầu thô đang có sự hỗ trợ tích cực của cuộc khủng hoảng năng lượng.
Các thị trường cà phê kỳ hạn tiếp tục chịu sức ép giảm do các yếu tố cơ bản sau khi có các báo cáo kết quả xuất khẩu khả quan từ các nhà sản xuất cà phê chính và đồng bạc xanh tăng suốt cả tuần sau công bố biên bản họp Fed cho thấy quyết tâm ngăn chặn lạm phát vượt mức và sự đồng loạt hưởng ứng của các NHTW trong biện pháp thắt chặt các chính sách tiền tệ để góp phần ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng và cạnh tranh địa chính trị ở Đông Âu.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch đầu tuần (ngày 11/7) giảm, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 15 USD (0,76%), giao dịch tại 1.966 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 19 USD (0,96%) giao dịch tại 1.9632 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 7,2 Cent (3,27%), giao dịch tại 213,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 7,0 Cent/lb (3,22%), giao dịch tại 210,60 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nat 12/7, giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), trong tháng 6 giá cà phê toàn cầu tăng 4,5% so với tháng trước lên mức trung bình 202,5 US Cent/lb, cao nhất kể từ tháng 2. Trong tháng, mức giá cao nhất ghi nhận được là 208,7 US Cent/lb vào ngày 1/6, nhưng sau đó giảm dần xuống chỉ còn 193,3 US Cent/lb ngày 28/6.
Nhìn chung giá trung bình của tất cả các nhóm cà phê được theo dõi bởi ICO đều tăng trong tháng vừa qua. Cụ thể, cà phê arabica Brazil tăng 5,8%, đạt 230,4 US Cent/lb; cà phê arabica Colombia và arabica khác cũng tăng lần lượt là 5,3% và 5,1%.
Xu hướng tăng này là do giá cà phê arabica trên thị trường kỳ hạn New York đã tăng 4,9% so với tháng trước, lên 229,4 US Cent/lb.
Tuy nhiên, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe lại biến động không đáng kể khi chỉ tăng 0,2%, giúp giá của nhóm cà phê robusta toàn cầu được theo dõi bởi ICO tăng 0,7% trong tháng 6 lên 103,8 US Cent/lb.
Chênh lệch giữa giá cà phê trên thị trường kỳ hạn New York và London tiếp tục nới rộng thêm 8,5%, lên 134,9 US Cent/lb từ 124,3 US Cent/lb của tháng trước.
Sự chênh lệch này chủ yếu là do các kho dự trữ cà phê arabica được chứng nhận trên sàn New York đã giảm tới 11,2% so với tháng trước, đóng cửa ở mức hơn 1 triệu bao, trong khi dự trữ cà phê robusta tăng 2,9% lên 1,8 triệu bao.
ICO tiếp tục giữ nguyên dự báo về cung - cầu cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022, với nguồn cung ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước. Tiêu thụ dự báo tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.
Tuy nhiên, ICO cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm và chi phí đầu vào sản xuất, thương mại tăng có thể ảnh hưởng đến cung cầu cà phê trong 4 tháng còn lại của niên vụ 2021-2022.