Giá cà phê trong nước hôm nay 1/3 giảm mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Dailycoffeenews) |
Giá cà phê hôm nay 1/3
Tính chung cả tuần trước, giá cà phê robusta có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, các mức giảm khá mạnh. Già cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5 vì vậy giảm tất cả 77 USD (khoảng 3,41%), xuống 2.178 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên giảm và 1 phiên tăng, các mức giảm khá mạnh. Vì thế, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 7,35 Cent (khoảng 2,99%), xuống 238,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 21/2 đã tăng 1.240 tấn tức tăng 1,39 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 90.550 tấn (tương đương 1.509.167 bao, bao 60 kg). Đây là tuần đầu tiên London có lượng tồn kho tăng sau chuỗi giảm rất dài, cũng góp phần kéo giảm giá cà phê kỳ hạn trong tuần.
Bị cuốn theo "cơn lốc" giảm giá mạnh của nhiều sàn hàng hóa thế giới, đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 28/2), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm rất mạnh, giảm tới 88 1 USD (4,04%), giao dịch tại 2.090 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 86 USD (3,99%), giao dịch tại 2.071 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng không thoát khỏi đường đi của lốc giảm giá, giảm 5,75 Cent (2,41%), giao dịch tại 232,9 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 5,65 Cent (2,38%), giao dịch tại 231,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cũng tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 1/3 giảm mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Giá cà phê đang đi ngược chiều trong nhóm hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao (gồm vàng, dầu thô và cà phê). Giới đầu cơ thường chu chuyển dòng vốn quanh các mặt hàng này để thu lợi nhuận ngắn hạn nên đã gây ra những biến động mạnh. Dự kiến các mặt hàng này sẽ sớm dịu lại khi xung đột địa chính trị giảm bớt với những giải pháp cụ thể sau khi hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên, thị trường thế giới còn đang chịu tác động mạnh bởi triển vọng những chính sách tài chính vĩ mô trong tháng 3/2022 như lãi suất cơ bản USD sẽ được nâng lên, dòng vốn đầu tư bị thắt chặt mới là sự quan tâm hàng đầu của các giới đầu cơ trên cả hai sàn kỳ hạn.
Trong khi đó, tỷ giá đồng Reail tăng liên tiếp cũng khiến người Brazil giảm bán cho dù họ và một số quốc gia sản xuất robusta lớn sẽ bước vào thu hoạch vụ mùa mới vào khoảng cuối tháng Ba sẽ góp phần rất đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1/2022 đạt 163,3 nghìn tấn, trị giá 370,57 triệu USD, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương). Số liệu giảm 3,6% về lượng và giảm 2,2% về trị giá so với tháng 12/2021, nhưng tăng 1,4% về lượng và tăng 32,1% về trị giá so với tháng 1/2021.
Trong tháng 1/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.269 USD/tấn, tăng 1,4% so với tháng 12/2021 và tăng 29,9% so với tháng 01/2021. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chính tăng so với tháng 12/2021, gồm: Italy (tăng 7,8%); Nhật Bản (tăng 9,2%); Mỹ (tăng 10,4%); Philippines (tăng 5,4%); Hàn Quốc (tăng 0,4%). So với tháng 1/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang tất cả các thị trường chính đều tăng mạnh.
Đối với thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng mạnh so với tháng 12/2021, gồm: Đức, Bỉ, Italy, Anh, Nga, Tây Ban Nha và Philippines. Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm, như: Nhật Bản, Mỹ, Algeria, Malaysia và Trung Quốc. So với tháng 1/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc.