📞

Giá cà phê hôm nay 13/6: Giá cả bấp bênh, thị trường bán nhiều hơn mua; Những yếu tố vĩ mô cần chú ý trong giai đoạn hiện nay

Gia An 06:16 | 13/06/2022
Thị trường hàng thực và xuất khẩu biến động nhanh và mạnh, nhưng các sàn tài chính còn biến động mạnh hơn gấp nhiều lần. Do vậy, kinh doanh cà phê thời này càng phải cẩn thận, trong đó, mục tiêu bảo toàn được vốn đã là thành công.
Giá cà phê trong nước hôm nay 13/6 tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: https: doanhnhan.biz/)

Giá cà phê hôm nay 13/6

Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robus ta có 5 phiên giảm liên tiếp, các mức giảm rất đáng kể. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 59 USD (2,76%), xuống 2.177 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Giá cà phê arabica có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, các mức giảm khá đáng kể. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 3,50 Cent (1,51%), xuống 228,90 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê đồng loạt sụt giảm còn do đáo hạn hợp đồng quyền chọn và ngày thông báo đầu tiên (FND) của kỳ hạn tháng 7 cũng sắp tới gần khiến các giới đầu cơ phải điều chỉnh, cân đối vị thế ròng đang nắm giữ.

Thương nhân Brazil đẩy mạnh bán ra giao sau khi giá cà phê trên các thị trường kỳ hạn đang ở mức có lợi cho họ tính theo tỷ giá hối đoái. Báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 5 của Cecafé cho biết, trong tháng đã xuất khẩu đạt 2,53 triệu bao cà phê hạt, tăng 5,90% so với cùng kỳ năm trước, gồm 2,41 triệu bao arabica, tăng 15,60% và 121.100 Conilon Robusta, giảm 60,10% so với cùng kỳ.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 10/6), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 16 USD (0,76%), giao dịch tại 2.077 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 13 USD (0,62%) giao dịch tại 2.095 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 quay đầu giảm mạnh 5,75 Cent (2,45%), giao dịch tại 228,9 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 6,0 Cent/lb (2,56%), giao dịch tại 228,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 13/6 tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.132

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

42.200

+ 100

LÂM ĐỒNG

41.600

+ 100

GIA LAI

42.100

+ 100

ĐẮK NÔNG

42.100

+ 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Nguyên nhân sụt giảm đáng kể còn phải kể đến lo ngại rủi ro tăng cao khi lạm phát toàn cầu vượt mức sẽ thúc đẩy các NHTW lớn trên thế giới phải cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế và nâng mức lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát, cũng khiến đầu cơ chùng tay mua các loại hàng hóa nói chung.

Từ nay đến cuối năm, giới kinh doanh tài chính tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ còn tăng khoản 1,5% là ít nhất mới đủ sức khống chế lạm phát. Tăng lãi suất nhiều bao nhiêu, chi phí tài chính cho hoạt động kinh doanh càng lớn bấy nhiêu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường dè dặt mỗi khi quyết định mua hàng, giảm trữ lâu mà chỉ mua đủ để giải quyết những hợp đồng tồn đọng.

Trong khi đó, lợi suất dài hạn trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống dưới mức 3% đã không hỗ trợ giá cả hàng hóa nguyên liệu nói chung và cà phê nói riêng.

Ngoài ra, yếu tố thời tiết tại các vùng cà phê Brazil như thường lệ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá cà phê trên hai sàn phái sinh. Tùy theo độ chính xác của tin thời tiết mà biến động giá có bền hay không, bởi vậy giá dựa trên thông tin thời tiết thường bấp bênh.

Thị trường hàng hóa phái sinh phiên cuối tuần hầu hết giảm như vàng, dầu thô đến nông sản là do tỷ lệ lạm phát Mỹ cao hơn mức dự kiến. Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) Mỹ tăng 8,6%, cao hơn tháng 4/22 là 3,3%, vượt khỏi mức kỳ vọng là 8,3. Thị trường tài chính và hàng hóa phản ứng bằng cách thiên về bán do lo ngại Fed sẽ tăng lãi suất điều hàng đồng USD mạnh hơn do lạm phát tăng.

Trong khi đó, cuộc xung đột tại Ukraine đã đẩy mức lạ phát trung bình trong tháng 5/2022 tại khu vực đồng tiền chung châu âu (Eurozone) tăng kỷ lục lên 8,1%, cao hơn gấp 4 lần so với con số mục tiêu. ECB dự báo mức lạm phát cả năm 2022 của Eurozone là 6,8%, quay về 3,5% trong năm 2023 và 2,1% trong năm 2024. Theo ECB, vì thế, biện pháp hỗ trợ tiền tệ không còn cần thiết và quyết định chấm dứt chương trình “nới lỏng định lượng” mua ròng tài sản kể từ ngày 1/7.

Nếu như giá dầu tiếp tục leo thang, khả năng Fed khó 'hạ cánh mềm. Dầu mỏ chính là cơn ác mộng đối với Fed. Giá dầu cao đang tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế và chưa có dấu hiệu chững lại.