Giá cà phê trong nước hôm nay 14/7 giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 14/7
Giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch phái sinh quay đầu giảm khi giá trị đồng USD tăng mạnh. Trong khi đó, Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết, con số xuất khẩu chính thức tháng 6/2021 của nước này là 2,73 triệu bao, tăng 0,37%. Trong đó, cà phê arabica là 2,34 triệu bao (12,50%) và 0,387 triệu bao robusta (- 39,38%) so với cùng kỳ 2020. Như vậy, cả niên vụ 2020-2021 Brazil xuất khẩu được 41,63 triệu bao, tăng 15%, đây là năm được mùa về cả sản lượng và xuất khẩu.
Trong khi đó, thị trường robusta đã dịu bớt khi cấu trúc giá đảo ở các kỳ hạn xa có phần co lại cho thấy thị trường có khả năng điều chỉnh trong những phiên sắp tới.
Ghi nhận của TG&VN tại giờ kết thúc phiên giao dịch hôm qua, cả giá cà phê robusta và arabica trên hai sàn giao dịch phái sinh giảm mạnh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9, giảm 27 USD (1,55%), giao dịch tại 1.717 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 14 USD (0,81%), xuống 1.712 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1,7 Cent (1,14%), xuống 152,25 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 1,7 Cent (1,08%), xuống 155,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 14/7 giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm.
|
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ vừa công bố cho thấy một mức tăng vượt mọi dự báo - tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng mạnh nhất gần 13 năm. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2008, ngay trước khi khủng hoảng tài chính diễn ra.
Chỉ số USD lập đỉnh trong ngày hôm qua trước phiên điều trần của Chủ tịch Fed tại Quốc hội ủy ban thuộc Hạ viện, Thượng viện trong hai ngày 14 và 15/7. USD index tăng mạnh lên mức cao nhất tính từ 5 ngày nay khi dữ liệu lạm phát Mỹ tháng 6/21 tăng nóng hơn dự kiến, tình hình này làm tăng thêm lo ngại về khả năng thay đổi chính sách tiền tệ trong giới đầu tư.
Như vậy, giá hàng hóa dịch vụ tại Mỹ tăng mạnh nhất tính từ 13 năm qua. Trong lần điều trần gần nhất, Chủ tịch Fed vẫn cho rằng lạm phát cao chỉ là tạm thời và Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen cũng tán đồng điều này. Giới đầu tư hiện đang theo dõi chặt động thái của Chủ tịch Fed trước Quốc hội kỳ này, nhưng lo lắng của họ về các quyết định mới đối với chương trình mua nợ 120 tỷ USD và lãi suất tăng sớm hơn dự kiến đang gia tăng.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 5/2021 chỉ đạt 9,79 triệu bao, giảm hơn 10,10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lũy kế xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại 2020/2021 cao hơn 2,20% so với cùng kỳ niên vụ trước, với tổng cộng 87,30 triệu bao. Trong đó, cà phê có xuất xứ từ Brazil chiếm tới 35% lượng cà phê toàn cầu xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng.
ICO cho rằng, sự lắng xuống của đại dịch Covid-19 đã làm giảm bớt những hạn chế liên quan và tăng triển vọng phục hồi kinh tế. Hiện tại, người tiêu dùng đang lấy lại niềm tin, qua đó tác động tích cực đến xu hướng tiêu dùng cà phê toàn cầu.
Theo dự kiến, tiêu thụ trong nhập khẩu các nước, cũng như tiêu thụ nội địa ở các nước xuất khẩu sẽ tăng tương ứng là 2,3% và 1,0% trong niên vụ 2020 - 2021.
ICO cũng đã nâng dự báo tiêu thụ cà phê thế giới lên mức 167,58 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021, tăng 1,9% so với 164,43 triệu bao của niên vụ cà phê 2019 - 2020.
Như vậy, thặng dư cà phê thế giới trong niên vụ 2020 - 2021 dự kiến sẽ giảm xuống còn 2,02 triệu bao so với con số 4,50 triệu bao trong niên vụ trước đó.
Dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 6 đạt 128.036 tấn (tương đương 2.133.933 bao), tăng 0,28% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay lên tổng cộng 843.319 tấn (khoảng 14,06 triệu bao), giảm 11,34% so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020.