Giá cà phê trong nước hôm nay 14/7, tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Giá cà phê hôm nay 14/7
Thị trường cà phê kỳ hạn ghi nhận một phiên tăng trở lại, sau hai phiên giảm mạnh tính từ đầu tuần. Đúng như dự tính của giới chuyên gia, sàn arabica có thể đã đặt một chân vào vùng bán quá mức nên có thể chỉnh tăng nhanh vào bất cứ lúc nào từ ngưỡng này. Sau đó, khi sàn New York chắc đường chỉnh tăng nên kéo sàn London thẳng tiến đi lên.
Trong khi đó, nhà tư vấn – phân tích Safras & Mercados báo cáo, tính đến nay nông dân Brazil mới thu hoạch khoảng 48% vụ mùa, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 58% vào cùng thời điểm do thiếu hụt nhân công tăng cường thu hái và thời tiết vẫn thiếu nắng, không thực sự thuận lợi cho việc phơi sấy.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 13/7 bật tăng, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 27 USD (1,38%), giao dịch tại 1.981 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 28 USD (1,44%) giao dịch tạ 1.9791 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2 Cent (0,97%), giao dịch tại 207,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 1,95 Cent/lb (0,96%), giao dịch tại 204,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 14/7, tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Bộ Lao động Mỹ ngày 13/7 công bố báo cáo cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng Sáu đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/1981.
Theo báo cáo, so với tháng Năm, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 1,3% trong tháng Sáu, do giá xăng dầu cao kỷ lục.
Báo cáo về lạm phát đang củng cố kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào cuối tháng này. Trong cuộc họp hai ngày 14-15/6, Fed đã tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong gần 30 năm, đồng thời tuyên bố sẽ tăng mức tương tự vào cuối tháng này. Đà tăng của lạm phát và lãi suất đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái vào đầu năm tới.
Chưa bao giờ giới đầu tư cảm thấy lo ngại rủi ro tăng cao như vào lúc này.
Thông tin về nguồn cung cà phê, tại Comlombia, sản lượng cà phê arabica được dự báo không đổi ở mức 13 triệu bao trong điều kiện sản xuất bình thường. Nguyên nhân được cho là vì nông dân hạn chế sử dụng phân bón do giá tăng đột biến gần đây.
Colombia phụ thuộc nhiều vào các thành phần phân bón nhập khẩu như nitơ, phốt pho và kali. Liên đoàn người trồng cà phê Colombia (Fedecafe) đã cung cấp một số lượng phân bón thông qua chương trình tái canh, nhưng nó không đủ để đáp ứng được tổng nhu cầu phân bón của các thành viên. Xuất khẩu cà phê của Colombia được dự báo tương đương vụ trước ở mức 11,8 triệu bao, chủ yếu là xuất sang Mỹ và Liên minh châu Âu.
Sản lượng của Indonesia được dự báo sẽ tăng gần 800.000 bao lên 11,4 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Riêng sản lượng robusta dự kiến đạt 10 triệu bao trong điều kiện sản xuất thuận lợi ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi trồng khoảng 75% cà phê robusta.
Mùa thu hoạch chính ở phía nam đảo Sumatra đã bắt đầu vào tháng 3 và dự kiến sẽ tiếp tục đến tháng 7. Sản lượng arabica cũng được dự báo tăng nhẹ lên 1,4 triệu bao. Xuất khẩu của Indonesia dự báo sẽ tăng 200.000 bao lên 6,5 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.
Tại Ấn Độ, sản lượng được dự báo sẽ tăng 200.000 bao lên 5,7 triệu bao do thời tiết thuận lợi trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, điều này dự kiến sẽ cải thiện đáng kể năng suất cà phê arabica và robusta. Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng 100.000 bao lên 3,9 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, trong khi tồn kho vẫn ổn định.