Giá cà phê trong nước hôm nay 14/10 tiếp tục giảm mạnh 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 15/10
Giá cà phê trên cả hai sàn tiếp tục trượt dài theo phiên lao dốc mạnh và giảm sâu trong ngày hôm trước. Giá cà phê arabica có lúc xuống đứng ở mức thấp 3 tháng, trong khi giá cà phê robusta cũng lui về mức thấp 2 tháng. Sự hồi phục của các thị trường phái sinh trong phiên cuối tuần này hứa hẹn sẽ kích thích các Quỹ và đầu cơ sớm quay lại hai sàn cà phê kỳ hạn để mua vào khi giá cả đang ở mức thấp.
Tính đến ngày 10/10, tồn kho cà phê robusta do sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm 1.060 tấn, tức giảm 1,12% so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 93.840 tấn (tương đương 1.564.000 bao, bao 60 kg) ghi nhận tuần lễ đầu tiên sụt giảm trở lại sau 4 tuần tăng liên tiếp trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm mạnh 24 USD (1,11%), giao dịch tại 2.142 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 19 USD (0,88%), giao dịch tại 2.141 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm sâu 8,1 Cent (3,72%), giao dịch tại 209,75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 6,55 Cent/lb (3,15%), giao dịch tại 201,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 14/10 tiếp tục giảm mạnh 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Nhiều thị trường hàng hóa cùng lao dốc sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Mỹ cao hơn dự kiến, lạm phát Mỹ đã đạt mức 8,2% cao hơn ước tính. Dường như thị trường đoán chắc rằng Fed sẽ mạnh tay thắt chặt tiền tiền tệ tại phiên họp chính sách sắp tới khiến tất cả các bảng giá điện tử phủ đầy sắc đỏ khi thị trường sợ hãi với nỗi lo về lãi suất cao hơn.
Tờ báo Đức Die Rheinpfalz mới đây có bài viết về tác động nặng nề của biến đổi khí hậu đối với người trồng cà phê Việt Nam.
Theo đó, thời tiết thất thường không đáp ứng được các quá trình cây phát triển và đơn hoa, kết trái, nguồn nước tưới cho cây cà phê ở Tây Nguyên đang ngày càng khan hiếm khi tình trạng biến đổi khí hậu từ lâu đã tác động tới Việt Nam, làm giảm sản lượng và chất lượng cà phê.
Kết quả là xuất khẩu cà phê, với phần lớn sang thị trường châu Âu, sụt giảm. Nếu trong năm 2018 có 1,88 triệu tấn cà phê được xuất khẩu thì năm 2019 đã giảm xuống 1,61 triệu tấn, tới năm 2020 còn 1,57 triệu tấn và năm ngoái giảm xuống còn 1,52 triệu tấn.
Hiện các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để giúp ngành cà phê Việt Nam có thể chống chịu tốt và phát triển bền vững hơn.
Tuy nhiên, vượt lên khó khăn, tính đến hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương con số thực hiện trong cả năm 2021. Hiện người trồng cà phê đang rục rịch bước vào vụ thu hoạch 2022-2023 với mức giá tương đối cao so với những năm trước, dao động 46.400 – 46.900 đồng/kg. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm nay nhờ nhu cầu phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19 và giá cà phê tăng cao trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn.