Giá cà phê trong nước hôm nay 15/11 không biến động tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: The-best-wishes) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 15/11
Tuần trước, giá cà phê robusta có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng liên tiếp, các mức tăng đều mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 1 tăng đến 96 USD (4,40%), lên 2.277 USD/tấn. Khối lượng giao dịch không lớn, cấu trúc giá đảo vẫn tiếp tục duy trì.
Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, các mức tăng rất lớn. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12 tăng 16,15 Cent (7,93%), lên 219,70 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 12/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 15 USD (0,65%), giao dịch tại 2.277 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 5 USD (0,22%), giao dịch tại 2.222 USD/tấn. Khối lượng giao dịch vẫn yếu, hiện tượng giá đảo vẫn duy trì.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 8,80 Cent (4,17%), giao dịch tại 219,7 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 8,65 Cent (4,06%), giao dịch tại 221,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 15/11 không biến động tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Thị trường cà phê thế giới lại dấy lên mối lo nguồn cung Brazil sẽ thiếu hụt nghiêm trọng trong năm tới khi có thêm nhiều dự báo sản lượng của nhà cung cấp này sẽ thất thu ngay trong vụ “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một”, do tác động của hạn hán ngay từ đầu năm nay và các đợt sương giá xảy ra hồi tháng 7.
Cho dù các nước sản xuất robusta chính đang tiến hành thu hoạch vụ mùa mới, sẽ hỗ trợ thị trường London về nguồn cung trong ngắn hạn, nhưng tác động tiêu cực của dịch bệnh covid-19 không dễ dàng để sớm khắc phục và vấn đề logistics vẫn còn kéo dài, chi ít là tới nửa sau của năm 2022.
Trong khi đó, mối lo lạm phát vượt mức đang khiến các NHTW lớn phải xem lại các chính sách kinh tế và việc điều chỉnh các biện pháp kích thích cũng như nâng lãi suất cơ bản tiền tệ là điều khó tránh khỏi
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) báo cáo xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 chỉ đạt 10,07 triệu bao, giảm hơn 4,88% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dẫn tới lũy kế xuất khẩu trong cả niên vụ cà phê 2020/2021 tăng 1,23% so với niên vụ trước đó, với tổng cộng 128,93 triệu bao, trong đó nguồn cung Brasil chiếm tới 32,54% tổng khối lượng xuất khẩu.
Hải quan Việt Nam đã báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 10 giảm 1,10% so với tháng trước, xuống chỉ đạt 1.654.150 bao. Tuy nhiên, trước đó thị trường đã dự báo xuất khẩu trong tháng là khoảng 1,50 triệu bao. Kết quả này dẫn tới tích lũy xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm nay đã giảm 4,20% so với cùng kỳ năm trước, ở mức tổng cộng 21,5 triệu bao.
Bộ Công Thương vừa đưa ra nhận định, nếu đẩy mạnh xuất khẩu tốt, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng của Việt Nam từ nay đến cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của quốc gia này đã tăng lên đáng kể, đặc biệt các khu vực thành thị và những người trẻ tuổi. Chi tiêu hộ gia đình tăng, lối sống thay đổi và sự chấp nhận các xu hướng văn hóa phương Tây của giới trung lưu đã góp phần làm tăng nhu cầu về cà phê hòa tan ở Trung Quốc. Theo Hiệp hội cà phê Trung Quốc (CCAB), lượng tiêu thụ của nước này đã tăng tới 15%.