Giá cà phê hôm nay 15/1/2024
Giá cà phê thế giới tuần qua, giá cà phê robusta tại London giao tháng 3/2024 tăng 144 USD/tấn; giá cà phê arabica giao tháng 3/2024 giảm 2,8 Cent/lb. Lo ngại nguồn cung từ châu Á càng thắt chặt hơn tiếp tục hỗ trợ giá kỳ hạn London trong ngắn hạn.
Tổng kết tuần, giá cà phê nội địa tăng trung bình 2.100 - 2.300 đồng/kg.
Sản lượng tăng ở các nước sản xuất cà phê arabica chủ chốt như Brazil, Colombia và Ethiopia dự kiến sẽ bù đắp cho sự sụt giảm ở Indonesia, một trong những quốc gia sản xuất robusta chính ở khu vực Đông Nam Á.
Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần qua (ngày 13/1), giảm tiếp 100 VND/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.(Nguồn: doanhnhan.biz/) |
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (12/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London biến động trái chiều, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2024 tăng 1 USD, giao dịch tại 2.939 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 giảm 17 USD giao dịch tại 2.814 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York giảm mạnh, kỳ giao hàng tháng 3/2024 giảm 4,05 Cent, giao dịch tại 180,00 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2024 giá giao dịch giảm 3,65 Cent, giao dịch tại 177,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống 1,6 – 1,7 triệu tấn, thấp hơn so với 1,78 triệu tấn niên vụ 2022-2023.
“Năm 2024, có nhiều thông tin trái chiều tác động đến giá cà phê toàn cầu. Quý I/2024, giá cà phê robusta và arabica sẽ duy trì ở mức cao do lo ngại nguồn cung thiếu hụt, tồn kho thấp nhất trong 12 năm trở lại đây”, Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
"Châu Âu gần như chỉ có thể trông vào Việt Nam để mua cà phê robusta. Vì vậy, nhiều khả năng giá cà phê ở Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trong năm 2024, thậm chí cao nhất thế giới", ông Nam nói thêm.
Nhận định về nguồn cung thế giới, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo niên vụ 2023-2024 sản lượng cà phê robusta toàn cầu sẽ giảm năm thứ hai liên tiếp xuống còn 74,1 triệu bao so với 76,6 triệu bao của niên vụ trước và là mức thấp nhất trong 4 niên vụ gần đây.
Đây là thông tin không mấy tích cực đối với các nhà rang xay, đặc biệt là các nhà nhập khẩu tại châu Âu. Nguyên nhân là bởi cà phê rang xay, hòa tan (chủ yếu được làm từ cà phê robusta) đang được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng do kinh tế toàn cầu suy giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà tăng lên.
Đây cũng là lý do xuất khẩu cà phê chế biến (cà phê rang xay và cà phê hòa tan) của Việt Nam tăng rất mạnh trong năm 2023 vừa qua.
Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, tính hết tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tăng tới 27,2% so với cùng kỳ năm 2022 lên mức kỷ lục 776,5 triệu USD, chiếm 21,4% tỷ trọng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê nhân robusta và arabica giảm lần lượt là 2,4% và 37,3%, xuống còn 2,7 tỷ USD và 145,4 triệu USD.
Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên trong thời gian tới khi các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực chế biến cà phê đang được đẩy mạnh trong những năm qua.