Giá cà phê hôm nay 15/7, giảm 700 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 15/7
Tính không bền của thị trường những ngày này đã thể hiển rõ, khi giá cà phê kỳ hạn nhanh chóng đảo chiều chỉ sau một phiên giao dịch tăng mạnh. Tuy nhiên, mức giảm của thị trường hôm nay mạnh hơn nhiều so với mức bật tăng của ngày hôm trước.
Trước đó, phải đợi đến khi vào vùng bán quá mức, giá robusta London mới bật dậy khi chạm đáy 1.937, là mức thấp nhất tính từ cuối tháng 8/2021. Dù đã rất cố gắng nhưng London vẫn chưa thể đảo hướng vì phải qua 2.020 mới kích thích được người mua.
Trong khi đó, giá cả hàng hóa đồng loạt lao dốc khi lo ngại về suy thoái toàn cầu trong bối cảnh lạm phát cao và khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (fed) sẽ tăng lãi suất USD cao hơn dự kiến, môi trường này đã gây ra sự bi quan cho các nhà đầu tư trên khắp các thị trường tài chính. Đặc biệt, kịch bản lạm phát và suy thoái toàn cầu đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực ngân hàng và dẫn đến tâm lý bi quan chung.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 14/7 quay đầu giảm mạnh, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 51 USD (2,57%), giao dịch tại 1.930 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 44 USD (2,22%) giao dịch tạ 1.935 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 12,05 Cent (5,81%), giao dịch tại 195,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 11,95 Cent/lb (5,84%), giao dịch tại 192,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 15/7, giảm 700 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Niên vụ 2021-2022, tổng sản lượng cà phê thế giới ước 167,10 triệu bao (bao=60 kg) so với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu 165,24 triệu bao. Như vậy, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cà phê niên vụ này có thặng dư đôi chút (1,86 triệu bao).
Tồn kho cuối vụ này ước 32,70 triệu bao. Niên vụ 2022-2023, tổng sản lượng ước 175 triệu bao (+4,73%) do Brazil được mùa, USDA ước Brazil sẽ đạt 64,3 triệu bao (+10,67%). Tổng lượng tiêu thụ ước 167 triệu bao. Như vậy, thế giới sẽ thừa 8 triệu bao.
Cuộc thi cà phê đặc sản tại Milan (Italy) đã giúp cho ngành cà phê Brazil kiếm được 115,5 triệu USD thông qua bán và quảng cáo cà phê đặc sản của nước này. Có hơn 30 doanh nghiệp Brazil tham dự và Hiệp hội Cà phê đặc sản Brazil đã ký được hợp đồng lên đến 21,9 triệu Usd.
Đợt này, cà phê robusta đặc sản Việt Nam có tham gia thi 2 mẫu đều đạt điểm cao nhưng khối lượng cà phê này nhằm mục đích thương mại hóa quá khiêm nhường. Cơ sở để có sản lượng cà phê tốt, giá cao là các chương trình sản xuất cà phê bền vững. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, vẫn chưa thấy ngành cà phê tích cực tìm hướng cho thị trường cà phê giá trị gia tăng.
Hiện tại, thị trường cà phê xuất khẩu Việt Nam lắng đọng do giá đầu vào cao hơn đầu ra. Giá mua vào tương đương với 1.850 Usd/tấn chưa cộng phí nhưng bên mua chỉ trả 1.830 USD/tấn Fob. Giá xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ đang được chào mua trừ 150 USD/tấn (1.980-150) nên giá bán phải 1.950 USD/tấn mới cân bằng.
9 tháng đầu niên vụ 2021-2022, Colombia xuất khẩu đạt 9.197.000 bao, giảm 184.000 hay 1,96% so với năm trước đó. Trong đó, tháng 06/22, Colombia xuất khẩu đạt 939.000 bao tăng 5,51% so với cùng kỳ 2021.
Tám tháng đầu 2021-2022 đến hết tháng 05/22, Bờ Biển Ngà xuất khẩu đạt 227.967 bao, một con số nhỏ đến bất ngờ do tình hình lộn xộn nội bộ.