Giá cà phê trong nước hôm nay 16/11 giảm nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Rodeo West) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/11
Kết thúc phiên đầu tuần, giá cà phê robusta tiếp tục giảm, còn arabica giữ vững xu hướng tăng, dù không còn tăng mạnh như phiên cuối tuần trước. Trong tháng 10, giá cà phê arabica đã đạt mức cao mới trong nhiều năm qua và giá Chỉ báo tổng hợp của ICO đã tăng 6,8% so với tháng 9. ICO cho biết, các mức giá này trong niên vụ cà phê 2020-2021 đánh dấu sự phục hồi đáng kể từ mức thấp đã trải qua trong ba niên vụ trước đó.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 15/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 13 USD (0,57%), giao dịch tại 2.264 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 13 USD (0,59%), giao dịch tại 2.209 USD/tấn. Khối lượng giao dịch vẫn yếu.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 2,9 Cent (1,32%), giao dịch tại 222,6 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 3,05 Cent (1,37%), giao dịch tại 225,0 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 16/11 giảm nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Trên thị trường thế giới, những lo ngại về lạm phát đang bao trùm lên các nước. Giá hàng hóa thương phẩm và tiêu dùng, từ xăng dầu, phân bón, lương thực thực phẩm và chi phí vận tải đều tăng cao, đẩy giá bán cà phê buộc phải tăng theo. Đây cũng là yếu tố kích thích giá cà phê thời gian qua.
Tuy nhiên, ông BS Jayaram, một người trồng cà phê arabica ở bang Karnataka, Ấn Độ, chia sẻ: “Đúng là giá cả đang tăng cao, nhưng trên thực tế, chúng tôi không biết cây trồng mang lại lợi ích gì cho người dân tại đây”. Ông cho biết, những trận mưa dư thừa đã khiến những hạt cà phê chín bị tách ra và rơi xuống đất. Ngoài ra, người trồng còn phải đối mặt với vấn đề làm khô sản phẩm thu hoạch trong điều kiện thời tiết bất thường, dẫn đến mối lo ngại về chất lượng cà phê.
Ông HT Mohankumar, Chủ tịch Liên đoàn Những người trồng trọt Karnataka, nhận định, biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức lớn đối với việc phát triển cây trồng ở địa phương. Ông cho biết, việc cà phê chín không đều do thời tiết khắc nghiệt đã dẫn đến chi phí nhân công cao hơn.
Trong khi đó, nhiều nhà vườn của Việt Nam cho biết giá cà phê phái sinh thế giới tăng tốt như thế nhưng giá bán hàng thực không hề tăng. Tính đến ngày 14/11, giá mua xuất khẩu trên thị trường chỉ quanh 42,5 triệu đồng/tấn tức chưa tới 1.850 USD/tấn, cách biệt đến 427 USD/tấn so với sàn London. Nguyên nhân do cước vận tải đường biển đã chiếm phần nhiều chi phí tăng thêm. Một trong những nhà nhập khẩu cà phê có đại diện thu mua tại Việt Nam cho hay, hiện nay chi phí cước tàu cho một tấn giao trong container đã lên đến 380 USD/tấn. Phần còn lại gần 50 USD không đủ để bù các chi phí khác như lãi ngân hàng, làm hàng, quản lý, thuê kho và văn phòng và trả lương nhân viên…
| Giá vàng hôm nay 15/11, Giá vàng băng băng thẳng mốc 1.900 USD; Còn tiếp tục bứt phá ngay trong tuần này? Thêm một tuần khả quan nữa đối với vàng sau nhiều tháng không có động thái nào gây ấn tượng. Động lực mới đã đưa ... |
| Kinh tế thế giới đứng trước 'mắt bão', lạm phát không thể che đậy, chuỗi cung ứng ngày càng tệ? Năm 2021 đã chuẩn bị khép lại, đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể kết thúc, niềm tin bắt đầu “lung lay”. Nếu nền kinh tế ... |