Giá cà phê trong nước hôm nay 18/8 giảm 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Giá cà phê hôm nay 18/8
Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối xu hướng tiêu cực khi nhà đầu tư lo ngại sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc và kỳ vọng nhiều vào báo cáo các chỉ số kinh tế Mỹ lạc quan hơn để hỗ trợ cho Fed tại phiên họp điều hành lãi suất cơ bản USD sắp tới.
Ngoài ra, báo cáo tồn kho ICE - New York tiếp tục sụt giảm nhưng số cà phê arabica chờ kiểm định chất lượng đã tăng - chỉ là động thái có tính kỹ thuật nhằm đảm bảo nguồn hàng được cấp Chứng nhận cung ứng cho nhà rang xay, trong khi nguồn cung Brazil thường khó mua vào lúc này vì nhà nông đang tập trung vào cuối vụ thu hoạch.
Hiệp hội cà phê Hạt (GCA) báo cáo cho thấy tồn kho cà phê Bắc Mỹ trong tháng 7 đã tăng 2,9% so với tháng trước lên ở 6,223 triệu bao, mức cao nhất trong hơn 20 tháng qua.
Chốt phiên giao dịch ngày 17/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 7 USD (0,31%), giao dịch tại 2.217 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022giảm 4 USD (0,18%), giao dịch tại 2.224 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 1,3 Cent (0,59%), giao dịch tại 218,05 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 1,3 Cent/lb (0,60%), giao dịch tại 215,0 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 18/8 giảm 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Doanh số bán lẻ của Mỹ ổn định trong tháng 7/2022, do giá khí đốt giảm mạnh. Tuy nhiên, dữ liệu mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 17/8 cho thấy, người tiêu dùng vẫn đang chi tiêu, gây áp lực đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc tiếp tục xu hướng tăng lãi suất mạnh mẽ.
Khoản tiết kiệm “khổng lồ” của người Mỹ là động lực chính giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi sau đại dịch Covid-19 và Fed đang theo dõi thận trọng các dữ liệu kinh tế khi ngân hàng này tìm kiếm các biện pháp để “hạ nhiệt” đà lạm phát đang tăng nóng mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, doanh số bán lẻ của nước này trong tháng Bảy vừa qua đi ngang ở mức 682,8 tỷ USD, thay vì tăng nhẹ như các nhà kinh tế dự đoán. Nếu không tính xăng và các loại xe có động cơ, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng Bảy tăng 0,7%.
Chuyên gia Kathy Bostjancic từ Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Oxford Economics cho biết: “Bất chấp doanh số bán lẻ đi ngang, các số liệu về doanh số bán lẻ cốt lõi (không bao gồm nhiên liệu và xe có động cơ) trong tháng Bảy cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn có sức mạnh. Điều này khiến Fed có thể tiếp tục phải duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ”.
Chỉ số USDX bật tăng trở lại khi tiếp tục được lựa chọn làm nơi trú ẩn. Tỷ giá đồng Real giảm 0,94% xuống ở mức 1 USD = 5,1400 Real.