Nhỏ Bình thường Lớn

ASEAN Today: Ban lãnh đạo mới là nhân tố thúc đẩy Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững

Bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội là nhân tố thúc đẩy Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong 5 năm tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Nguồn: TTXVN)

Theo bài viết mới đây trên tờ ASEAN Today, Việt Nam đã tổ chức kỳ họp vào đầu tháng 4 để bầu chọn các vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước. Quốc hội khoá XIV (2016-2021) tiến hành bầu chọn Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng.

Bầu cử Quốc hội khoá XV (2021-2026) dự kiến diễn ra vào ngày 23/5 và thông qua các chức danh chủ chốt cho nhiệm kỳ 5 năm tới.

Việc thực hiện 2 cuộc bầu chọn lãnh đạo diễn ra trong thời gian ngắn nhằm kịp thời kiện toàn các nhân sự, giúp tiếp nối, triển khai nhanh các chiến lược đã được thông qua.

Bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội là nhân tố thúc đẩy Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong 5 năm tới.

Ông Nguyễn Phú Trọng giữ cuơng vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua hai nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện là một nhà lānh đạo có uy tín quốc tế cao và được nhân dân Việt Nam tín nhiệm, đặt niềm tin sẽ giúp đất nước ngày càng phát triển, trong đó nổi bật là chủ trương, hành động quyết liệt trong công tác chống tham nhũng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc giữ vị trí Chủ tịch nước sau một nhiệm kỳ làm Thủ tướng Chính phủ rất thành công, tạo được dấu ấn quốc tế lớn khi dẫn dắt Viêt Nam thưc hiện thành công mục tiêu kép, vừa khống chế thành công đại dịch Covid-19, vừa kết hợp phát triển kinh tế.

Đồng thời, trong giai đoạn này, Việt Nam thể hiện xuất sắc trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và được bầu chọn làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối. Do đó, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được tín nhiệm để bầu vào vị trí Chủ tịch nước.

Chủ tịch Quốc hội là ông Vương Đình Huệ, nhà lãnh đạo trưởng thành từ một nhà khoa học trong lĩnh vực tài chính, đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng như Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ và gần nhất là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Việc ông nhận được phiếu tín nhiệm tuyệt đối cho vị trí Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện sự tin tưởng của các đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông trong vai trò mới.

Trường hợp ông Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là những tín hiệu thay đổi đáng kể trong truyền thống chính trị của Việt Nam.

Quốc gia Đông Nam Á đặt mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2030 (dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam) là nước đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình; đến năm 2045 (dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước) sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo giới quan sát chính trị, ông Phạm Minh Chính đã rất thành công trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2011-2015, tỉnh có thế mạnh về phát triển du lịch với thẳng cảnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng thế giới. Trong giai đoạn này, ông là người tiên phong đề ra định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ nâu sang xanh của Quảng Ninh.

Định hướng này được xem là đã mang lại nhiều thành công trong chiến lược phát triển, góp phần giúp Quảng Ninh thay đổi diện mạo nhanh chóng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều ấn tượng với tầm nhìn, tinh thần hành động, quyết liệt của ông trong xây dựng chiến lược và thúc đẩy các dự án đầu tư vào Quảng Ninh.

Ông Phạm Minh Chính được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội XII của Đảng năm 2016, đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Tổ chức Trung ương và tiếp tục gặt hái thành công trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược của Việt Nam.

Với kinh nghiệm, thành tựu ở cả cấp độ địa phương và trung ương, ông đã được lựa chọn làm Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục thúc đẩy, hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Trong những năm qua, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín quốc tế.

Tuy nhiên, để tiếp tục tạo nên những động lực tăng trưởng mới, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh điạ chính trị chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng đến các nền kinh tế trên thế giới, đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải có các chính sách mới, đột phá nhằm khai thác tiềm năng, phát huy tối đa ưu thế trong giai đoạn dân số vàng của đất nước gần 100 triệu dân này.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam đón gần 21,3 tỷ USD vốn FDI từ khối CPTPP
Báo Nam Phi: Ban lãnh đạo mới sẽ hiện thực hóa khát vọng về một Việt Nam thịnh vượng
Báo Iran: Chính phủ mới được kỳ vọng đưa Việt Nam vào thời kỳ phát triển thịnh vượng mới
Truyền thống quốc tế: Ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục đưa đất nước hoàn thành mục tiêu kép
Truyền thông quốc tế: Ban lãnh đạo mới của Việt Nam đủ sức đối phó với mọi thách thức trong tương lai
Viết tiếp câu chuyện thần kỳ hậu Covid-19
Xu hướng phục hồi của nền kinh tế đã rõ ràng hơn
Truyền thông quốc tế: Thách thức Covid-19 cho thấy vai trò và bản lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam
Bế mạc Đại hội XIII của Đảng: Truyền thông quốc tế tin tưởng vào định hướng phát triển của Việt Nam
Truyền thông quốc tế đưa tin Đại hội XIII của Đảng bế mạc, nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm

(theo ASEAN Today)