Giá cà phê trong nước hôm nay 19/2 giảm 400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Foodyoushouldtry) |
Giá cà phê hôm nay 18/2
Giá cà phê robusta và arabica kỳ hạn cùng giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này. Căng thẳng Nga-Ukraina vẫn đè nặng lên hầu hết các thị trường khi các chính khách hàng đầu vẫn còn giọng điệu bi quan.
Giá cà phê arabica đảo chiều giảm khi kỳ hạn tháng 5 bắt đầu trở thành tháng giao ngay. Phần lớn giới đầu cơ rút ra đứng bên ngoài để chờ đợi nghe ngóng thêm tin tức khiến khối lượng thương mại trên sàn New York giảm mạnh. Giá cà phê robusta cũng quay đầu giảm khi nguồn cung hứa hẹn sẽ rất dồi dào, nhất hai nhà sản xuất chính Brasil và Indonesia sắp bước vào thu hoạch vụ mới.
Ghi nhận vào giờ đóng cửa thị trường tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 18 USD (0,79%), giao dịch tại 2.271 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 19 USD (0,84%), giao dịch tại 2.255 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm mạnh 4,65 Cent (1,86%), giao dịch tại 246,00 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 4,45 Cent (1,79%), giao dịch tại 244,70 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 19/2 giảm 400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo các nhà quan sát, mức tiêu thụ cà phê sẽ gia tăng đáng kể sau đại dịch, hứa hẹn việc tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ góp phần xây dựng mặt bằng giá mới sau nhiều năm trì trệ. Thông tin các hãng rang xay và chuỗi quán cà phê tăng giá bán lẻ, tiếp tục dấy lên có thể giúp giá cà phê bền vững hơn.
Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil). Năm 2021, cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam lên tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Việt Nam tập trung xuất khẩu sang một số thị trường ASEAN, châu Âu, Trung Quốc và Mỹ. Trị giá xuất khẩu cà phê chế biến sang nhiều thị trường chính tăng so với năm 2020.
Trị giá xuất khẩu cà phê chế biến sang nhiều thị trường chính tăng so với năm 2020, ngoại trừ Philippines, Nga, Đức và Hàn Quốc, trong đó xuất khẩu cà phê chế biến sang Indonesia tăng trưởng tới 114,9%, đạt 32,21 triệu USD.
Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, tuy giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020. Đáng chú ý, tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017
Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.
Còn theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), niên vụ 2021 - 2022, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 31,1 triệu bao, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ năng suất.
Năm 2022, theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê tới 5 thị trường hàng đầu thế giới (Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Italy). Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường này, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất. Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, giúp quảng bá và kết nối sản phẩm cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới.