Giá cà phê trong nước tăng tiếp 500 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua 18/9. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 19/9
Giá cà phê robusta tiếp nối đà tăng, thiếp lập mức cao 4 năm mới. Cấu trúc giá đảo ở các kỳ hạn gần được nới rộng thêm khoảng cách để gia tăng sức hút, nhằm khuyến khích giới thương nhân đưa hàng về sàn London tham gia đấu giá. Theo các nhà quan sát, mức giá chênh lệch cho cà phê robusta Việt Nam đã được đẩy lên cao ngất ngưởng, hiếm thấy trong ngắn hạn để góp phần hỗ trợ bán xuất khẩu.
Đồng Real giảm khuyến khích nông dân Brazil đẩy mạnh bán cà phê, trong khi mùa mưa mùa Xuân cũng đã bắt đầu trên vành đai cà phê ở miền Nam góp phần hỗ trợ giá cà phê arabica kỳ hạn sụt giảm trở lại.
Ghi nhận của TG&VN tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tiếp tục tăng mạnh 44 USD (2,09%), giao dịch tại 2.151 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng 31 USD (1,48%), lên 2.121 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với hôm trước.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 1,75 Cent (0,93%), giao dịch tại 186,4 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 1,7 Cent (0,89%), xuống 189,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng khá mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng tiếp 500 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua 18/9.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Đồng Real giảm, tỷ giá xuống mức 1 USD = 5,2890 Real do sự bi quan trong giao dịch hàng hóa xuất khẩu giảm với đối tác hàng đầu và nhiều khả năng Tổng thống Brazil sẽ ký sắc lệnh nâng mức thuế giao dịch tài chính (IOF).
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 đạt 169,6 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng nhẹ 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước.
Trong đó, sản lượng cà phê arabica dự kiến tăng 2,3% lên 99,3 triệu bao, trong khi sản lượng cà phê robusta giảm 2,1% xuống mức 70,4 triệu bao.
Tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020 - 2021 dự kiến đạt 167,01 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,3% so với niên vụ 2018-2019, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Trong tháng 8, giá cà phê thế giới ghi nhận tháng tăng thứ 10 liên tiếp do lo ngại nguồn cung trong bối cảnh điều kiện khí hậu bất lợi ở các nước sản xuất lớn và chi phí vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao.
Giá cà phê thế giới được dự báo tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới do sự đứt gãy nguồn cung từ Việt Nam và Brazil và chi phí logistics tăng quá cao. Ngoài ra, dịp Noel và các dịp lễ tết cuối năm ở các nước trên thế giới đang đến gần, đồng thời, các nhà hàng, khách sạn được mở cửa trở lại giúp đẩy mạnh nhu cầu cà phê hơn. Đây là hai yếu tố vững chắc giúp hỗ trợ giá cà phê thế giới trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa giá cà phê tại Việt Nam cũng được hưởng lợi.
Tại Việt Nam, trong tháng 8, tình hình dịch Covid-19 căng thẳng gây đứt gãy chuỗi cung ứng cà phê sang thị trường các nước châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Đồng thời, việc thiếu container và giá cước tàu tăng càng khiến nguồn cung cà phê từ Việt Nam sang các nước trở nên khó khăn hơn.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 11,9% về trị giá so với tháng 7/2021, nhưng so với tháng 8/2020 tăng 4,8% về lượng và tăng 12,3%.
Việc giá cà phê thế giới tăng mạnh trong tháng 8 đã giúp giá ở thị trường nội địa tăng theo và ghi nhận mức cao kỷ lục.