Giá cà phê hôm nay 20/1: Toàn thị trường quay đầu giảm; |
Cập nhật giá cà phê hôm nay
Giá cà phê kỳ hạn trên cả hai sàn giao dịch thế giới đều có những điều chỉnh nhẹ, khối lượng giao dịch không cao.
Theo ghi nhận của TG&VN, lúc 0h20 ngày 20/1 (giờ Việt Nam) sắc xanh phủ sàn ICE Futures Europe_London (Anh), giá cà phê robusta niêm yết tăng; giá giao tháng 3/2021 tăng 2 USD/tấn (0,15%) so với chốt phiên trước đó, đứng ở 1.345 USD/tấn; giá giao tháng 5/2021 cũng tăng 2 USD/tấn (0,15%) giao dịch ở 1.355 USD/tấn. Khối lượng giao dịch không cao.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) quay đầu giảm nhẹ, sắc đỏ tràn ngập tại tất cả các thời hạn giao hàng; giá cà phê kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 1,3 Cent (1,01%), xuống 126,85 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 5 cũng giảm nhẹ nhẹ 1,3 Cent (1%), xuống 128,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch giảm.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, giảm 400 đồng/kg tại hầu hết các vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Cụ thể, giá cà phê thu mua cao nhất tại Đắk Lắk là 32.000 đồng/kg; giá thấp nhất tại Lâm Đồng là 31.300 đồng/kg; giá cà phê tại Gia Lai giảm 400 đồng/kg, giao dịch quanh mức 31.700 đồng/kg; tại Đắk Nông giảm 400 đồng/kg, dao động về ngưỡng 31.700 đồng/kg; tại Kon Tum về mức 31.600 đồng/kg; giá cà phê giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh giảm 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.200 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.433 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 70 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 5 tại London.
Lượng hàng giao dịch tại thị trường nội địa Việt Nam bắt đầu tăng mạnh do người dân có nhu cầu chi tiêu, mua sắm chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, năm nay, phần lớn người trồng cà phê hiện xen canh nhiều loại cây trồng để tránh tình trạng "được mùa mất giá” thường diễn ra ồ ạt trước Tết như các năm về trước, nên áp lực bán hàng không còn quá lớn.
Hôm nay, đồng Reais của Brazil giảm nhẹ 0,07 %, xuống ở mức 1 USD = 5,3050 Reais do thanh khoản yếu vì thị trường tài chính Mỹ đóng cửa nghỉ kỳ Lễ Quốc gia. Giá cà phê robusta kỳ hạn sụt giảm khi áp lực bán phòng hộ hàng vụ mới gia tăng từ các nước sản xuất.
Mới đây The Hindu đưa tin, các tổ chức nông dân trồng cà phê Ấn Độ đã hoan nghênh các điều khoản hỗ trợ ngân sách cho việc trồng trọt ở huyện Wayanad, một vùng trồng cà phê robusta lớn ở nước này. Vào cuối tuần trước, ông T.M. Thomas Isaac, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho biết, Chính phủ đã tăng giá hỗ trợ tối thiểu cho cà phê robusta thô lên thêm 90 Rupee/kg.
Ông Prasanth Rajesh, Chủ tịch Hiệp hội Những người trồng cà phê Wayanad chia sẻ : “Điều này đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều vào thời điểm tình hình trồng cà phê trong huyện đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng do giá sản phẩm thấp và chi phí đầu vào cao”.
Giá hồ tiêu giảm nhẹ tại hầu hết các vùng trồng trọng điểm
Giá hồ tiêu thế giới giao ngay trên sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) trong phiên giao dịch gần nhất đang giữ ở mức giá 34.500 Rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 14/1/2021 đến ngày 20/1/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,17 VND/INR.
Tại thị trường trong nước, giá tiêu dao động trong khoảng 50.000 - 52.500 đồng/kg, giảm nhẹ tại hầu hết các vùng trồng trọng điểm nhưng giữ nguyên tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá hồ tiêu thu mua tại Đắk Lắk, Đắk Nông giảm 500 đồng/kg còn 51.000 đồng/kg; tại Gia Lai, Đồng Nai ở mức 50.000 đồng/kg; tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá ở 52.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg; còn tại Bình Phước giá cũng giảm 500 đồng/kg về 51.500 đồng/kg.
Các chuyên gia trong ngành nhận định, thị trường tiêu năm 2021 vẫn còn không ít thử thách. Đó là tình trạng xuất khẩu chậm lại còn kéo dài do tình trạng thiếu container rỗng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chưa hết. Các nhà nhập khẩu ở các nước phải bán bớt hàng tồn kho giá rẻ tích trữ.
Đối với thị trường trong nước, trước tình hình xuất khẩu suy giảm, sức bán trên thị trường nội địa sẽ ngày càng lớn, giá sẽ xuống thấp. Hiện các nhà đầu cơ đang đẩy mạnh mua vào tích trữ, chờ xuất khẩu thuận lợi sẽ tung hàng ra bán. Khi đó lượng tồn kho trên thế giới đã giảm, khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh mua hàng về kho.
Trong khi đó, sản lượng tiêu vụ mới sẽ không giảm nhiều, bởi hầu hết đất nông nghiệp Tây Nguyên đã khai thác theo hướng chuyên canh. Do vậy, tuy có bị ảnh hưởng bởi diện tích giảm và sâu bệnh nhưng sản lượng không suy giảm nhiều.
Bên cạnh đó, do không có sàn tiêu phái sinh như cà phê hay lúa gạo nên giá tiêu tại Việt Nam ít bị ảnh hưởng vào yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, xuất khẩu tiêu của Việt Nam chiếm hơn 1/2 sản lượng thế giới nên không dễ bị dao động.