Giá cà phê trong nước hôm nay 20/11, tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Freepik) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 20/11
Những biến đổi tăng giảm liên tục trong tuần này đã được dự báo từ trước, nguyên nhân được cho là sự điều chỉnh kỹ thuật do đầu cơ đã mua quá mức, đẩy giá kỳ hạn giao ngay lên mức cao hơn 10 năm ở New York và mức cao gần 10 năm tại London.
Giá cà phê sụt giảm còn do sự cân đối, điều chỉnh vị thế đầu cơ trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn tháng 12 trên sàn New York vào ngày hôm qua (19/11) và ngày thông báo đầu tiên (25/11), trong khi sàn London cũng kết thúc giao hàng tháng 11 nên áp lực cũng không còn.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/11, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng mạnh 33 USD (1,49%), giao dịch tại 2.245 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 30 USD (1,38%), giao dịch tại 2.197 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York lại tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 4,25 Cent (1,85%), giao dịch tại 233,4 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 4,0 Cent (1.74%), giao dịch tại 233,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch giảm đáng kể.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/11, tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Thông tin được cho là đã tác động mạnh lên giá cà phê robusta trên sàn London vào lúc này là sẽ giao lô hàng đầu tiên của niên vụ cà phê mới, với khối lượng ước khoảng 800 nghìn bao, vào cuối tháng 11 từ khu vực Đông Nam Á. Động thái trên đã làm giảm bớt mối lo nguồn cung, giúp hạ nhiệt giá robusta.
Trong khi đó, tại Việt Nam - nhà cung cấp cà phê robusta hàng đầu thế giới, việc thông quan hàng hóa không thuận lợi dẫn đến doanh nghiệp giao hàng cầm chừng, nên việc thu mua hàng bị chậm.
Theo nhận định của giới chuyên gia, nhu cầu cà phê trên thị trường trong và ngoài nước vẫn tăng, nhưng lượng xuất khẩu đang giảm do cước tàu tăng cao. Vì vậy, tại Việt Nam lượng tồn kho của khách nước ngoài thì nhiều nhưng tồn kho tại các nước sản xuất và tiêu dùng lại giảm. Giá cà phê robusta tại London tiếp tục tăng nhưng giá trừ lùi trên thị trường lại giảm do chí phí vận tải lớn quá nên người mua ép giá doanh nghiệp Việt Nam.
Bởi vậy, dự báo, thặng dư ngành cà phê sẽ không thuộc về nông dân và doanh nghiệp mà thuộc về khâu trung gian phân phối, vì chi phí về logistic đang tăng một cách không bình thường.
Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu 99.249 tấn cà phê trong tháng 10, giảm 1,1% so với tháng trước. Bên cạnh đó, lũy kế xuất khẩu 10 tháng đầu năm nay của Việt Nam cũng đang thấp 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình bị dự báo còn tệ hơn nữa khi vào tháng 11 này, mưa lớn tại khu vực Tây Nguyên đang cản trở việc thu hoạch và gây ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê. Điều này sẽ khiến cho tiến độ thu hoạch chậm hơn và đợt hàng cà phê mới sẽ không thể đến trước cuối tháng 12 năm nay. Thông tin trên đã hỗ trợ và khiến cho giá robusta leo lên mức kỷ lục trong vòng 10 năm gần nhất.