Giá cà phê trong nước hôm nay giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 20/12
Đầu tháng 12/2021, giá cà phê trên sàn giao dịch London và New York tăng mạnh so với cuối tháng 11 do thị trường lo ngại nguồn cung cà phê trong niên vụ mới 2021-2022 giảm. Tuy nhiên, cả Hiệp hội Cà phê Brazil và Colombia khẳng định nguồn cung không thiếu, nhưng khó khăn trong khâu vận chuyển đang là yếu tố chính khiến nguồn cung bị hạn chế.
Trên sàn giao dịch London, giá cà phê robusta giao các kỳ hạn ghi nhận mức cao lịch sử vào ngày 7/12, giao kỳ hạn tháng 1/2022 đạt 2.420 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica đã phục hồi trở lại từ giữa tuần, ghi nhận các phiên tăng liên tiếp kéo dài đến hết tuần.
Đóng cửa phiên giao dịch tuần này (ngày 17/12), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 8 USD (0,33%), giao dịch tại 2.439 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 34 USD (1,48%), giao dịch tại 2.333 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 2,10 Cent (0,89%), giao dịch tại 234,75 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 2,15 Cent (0,91%), giao dịch tại 234,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê trong nước trong tuần qua có xu hướng đi xuống. Các tỉnh thành hiện ghi nhận mức giảm nhẹ 100 - 200 đồng/kg so với đầu tuần. Tại cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh, cà phê robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.350 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 13 USD/tấn so với ngày 29/11, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo thông tin từ doanh nghiệp, nhiều đơn hàng doanh nghiệp ký kết với đối tác EU thường là được bán theo mùa vụ và được xuất khẩu sang EU tại các thời điểm cố định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc vận chuyển nên rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã bị đối tác EU hủy và chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác.
Trong khi đó, dự báo chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn đến cuối năm 2022. Trong bối cảnh đó, hoạt động giao thương, vận chuyển vẫn đối mặt với nhiều trở ngại trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt trầm trọng các container tại các cảng biển trên toàn cầu tiếp tục diễn ra, trong khi Covid-19 bùng phát tại khu vực phía Nam cũng khiến các hãng tàu thế giới cắt chuyến và giảm chuyến đi/đến Việt Nam khiến nguồn cung càng thêm hạn chế.
Trong hơn một tháng qua, mặc dù Việt Nam đã từng bước tái mở cửa nền kinh tế, góp phần cải thiện lưu thông hàng hoá, nhưng các vấn đề về nhân công, tài xế, kho bãi, giá cước vận tải biển tăng cao, tình trạng thiếu hụt container, thiết bị bốc dỡ và tàu chuyên chở vẫn đang khiến các chuỗi cung ứng đối mặt áp lực lớn, trong đó có ặt hàng cà phê.
Tính đến ngày 29/10, chỉ số tổng hợp World Container Index (WCI) đo lường cước vận tải của 8 tuyến đường vận tải biển chính trên toàn cầu do công ty Drewry World công bố đứng ở mức 9.669 USD/container 40ft, mặc dù hạ nhiệt đáng kể so với mức 10.361 USD/container 40ft vào cuối tháng 9/2021 nhưng vẫn tăng 276% so với cùng kỳ năm trước
Trong đó, chi phí vận chuyển hàng container bằng đường biển từ châu Á sang châu Âu ghi nhận những mức tăng mạnh nhất, tăng tới 300%-500% so với một năm trước đó. Cùng với thực trạng chung, giá cước vận tải của Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng mạnh trên diện rộng ở tất cả các chặng và loại hình vận tải.
Hiện giá cước vận tải từ Việt Nam tới các thị trường trên thế giới đã tăng phi mã so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát và đang được thiết lập ở những mặt bằng cao kỷ lục, đặc biệt là đối với thị trường có vị trí địa lý xa như EU.
Trong bối cảnh chiếm tới 95% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta phụ thuộc vào 38 hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam, thì thực trạng này càng gây sức ép và làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với kỳ vọng tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát, những khó khăn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ giảm dần từ cuối quý I/2022. Sang 2023, khi quy mô đội tàu vận tải của các hãng tàu hơn tăng trưởng 20% như kế hoạch, cũng như kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cảng của các thị trường lớn được thực hiện, dự kiến hoạt động vận tải biển sẽ trở lại bình thường.