📞

Giá cà phê hôm nay 20/1/2024: Giá cà phê thế giới tăng, trong nước giảm; Tiêu thụ toàn cầu lập kỷ lục mới

Gia An 13:52 | 20/01/2024
Ba quốc gia sản xuất cà phê chính lần lượt là Brazil, Việt Nam và Colombia cho thấy có sự tăng trưởng trong vụ thu hoạch niên vụ 2023/2024. Về tiêu thụ cà phê toàn cầu, ước đạt 169,5 triệu bao loại 60 kg, lập kỷ lục mới và tăng 0,3% so với nên vụ trước.

Giá cà phê hôm nay 20/1/2024

Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng trên cả hai sàn London và New York. Nguồn cung robusta eo hẹp và thông tin thời tiết tại Brazil bất lợi là những nguyên nhân chủ yếu giúp cà phê tăng trở lại.

Chi phí vận tải biển đi vòng qua Nam Phi với mức Bảo hiểm quá đắt đỏ và thời gian giao hàng tăng là yếu tố có tác động khá lớn trong giai đoạn này. Căng thẳng trên tuyến đường vận chuyển chính từ châu Á sang châu Âu khiến chi phí logistics tăng 1.000-2.000 USD, theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, nên chịu tác động mạnh từ căng thẳng này.

Giá cà phê trong nước liên tục sụt giảm, chính thức mất mốc 72,000 đồng/kg vào phiên cuối tuần. Trong khi, nông dân ở hai nguồn cung robusta chính ở Đông Nam Á là Indonesia và Việt Nam vẫn ghìm hàng, không bán ra để đợi giá cao hơn, cho dù Việt Nam đã thu hoạch hơn 90% mùa vụ, các nhà rang xay thế giới đang chuyển hướng tìm nguồn cung từ Brazil và Uganda.

Giá cà phê arabica tại New York đảo chiều tăng mạnh trong phiên cuối tuần đã giảm bớt thua lỗ của phiên trước đó, sau khi có tin thời tiết mưa ở các bang miền Nam Brazil không như kỳ vọng và rất khó đoán

Giá cà phê trong nước chốt phiên giao dịch ngày 19/1 giảm tiếp 900 VND/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Rodeo West)

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2024 tăng 65 USD, giao dịch tại 3.128 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 tăng 68 USD giao dịch tại 2.967 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York điều chỉnh tăng, kỳ giao hàng tháng 3/2024 tăng 5,2 Cent, giao dịch tại 185,15 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2024 giá giao dịch tăng 4,85 Cent, giao dịch tại 181,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước chốt phiên giao dịch ngày 19/1 giảm tiếp 900 VND/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Trung bình

Tỷ giá USD/VND

24.340

0

ĐẮK LẮK

71.100

- 900

LÂM ĐỒNG

70.500

- 900

GIA LAI

71.000

- 900

ĐẮK NÔNG

71.100

- 900

Đơn vị tính: VND/kg.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Báo cáo mới nhất của‏‏ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), ‏‏tại thị trường trong nước, giá cà phê Robusta trong nước tăng 2.300 – 2.400 đồng/kg so với cuối năm 2023. ‏

‏Năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,62 triệu tấn, trị giá 4,24 tỷ USD, giảm 8,7% về lượng, nhưng tăng 4,6% về trị giá so với năm 2022. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp tăng lên 17,72% trong 10 tháng năm 2023.‏

‏Song song đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Pháp trong 10 tháng năm 2023 từ thị trường ngoại khối EU đạt mức 8.556 EUR/tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Pháp từ hầu hết các nguồn cung ngoại khối chủ lực giảm, ngoại trừ Peru.‏

‏Nguồn cung ngoại khối cà phê cho Pháp tập trung chủ yếu từ Brazil, Việt Nam, Ethiopia, Honduras và Peru. Trong đó: Pháp nhập khẩu cà phê từ Brazil với lượng đạt 48,36 nghìn tấn, trị giá 177,85 triệu EUR (tương đương 194,57 triệu USD), tăng 6,4% về lượng và tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. ‏

‏Đáng chú ý, Pháp tăng mạnh nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2023, lượng đạt xấp xỉ 27,61 nghìn tấn, trị giá 63,38 triệu EUR (tương đương 69,34 triệu USD), tăng 22,4% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp từ thị trường ngoại khối EU tăng từ 14,42% trong 10 tháng năm 2022 lên 17,72% trong 10 tháng năm 2023. Ngược lại, Pháp giảm nhập khẩu cà phê từ các nguồn cung ngoại khối khác như: Honduras, Peru,…