📞

Giá cà phê hôm nay 22/2: Giá cà phê giảm mạnh, hai luồng ý kiến trái chiều về sản lượng cà phê Việt Nam

Gia An 05:35 | 22/02/2022
Giá cà phê hôm nay 22/2 giảm mạnh trên ca hai sàn phái sinh. Ba nhà xuất khẩu lớn nhất khu vực là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đã đóng góp 50,8% mức tăng trưởng tuyệt đối trong quý đầu tiên. Khối lượng xuất khẩu của 3 nước trên cộng lại đã tăng thêm 1,3 triệu bao, lên 10,6 triệu bao so với 8,1 triệu bao trong quý I niên vụ 2020 - 2021.
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/2 giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Giá cà phê hôm nay 22/2

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi xuống, giảm mạnh trên cả hai sàn phái sinh New York và London. Nguồn cung cà phê robusta được bổ sung khi nhà sản xuất Việt Nam vào vụ thu hoạch mới. Bên cạnh đó, người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán hàng vụ mùa 2022/2023, khoảng 1/3 sản lượng (1,2 triệu tấn) để giao từ tháng 4/2022 trở đi. Thực tế, từ hồi giữa tháng 1, nguồn cung cà phê trong nước được bổ sung đã khiến giá cà phê nội địa và thế giới chịu áp lực.

Ghi nhận vào giờ đóng cửa thị trường đầu tuần (ngày 21/2), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 15 USD (0,66%), giao dịch tại 2.256 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 21 USD (0,93%), giao dịch tại 2.234 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Thị trường cà phê New York nghỉ Lễ, giá đóng cửa vẫn giữ nguyên so với giá đóng cửa cuối trước. Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm mạnh 4,65 Cent (1,86%), giao dịch tại 246,00 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 4,45 Cent (1,79%), giao dịch tại 244,70 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 22/2 giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.289

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.200

- 300

LÂM ĐỒNG

40.600

- 300

GIA LAI

41.100

- 300

ĐẮK NÔNG

41.100

- 300

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Hiện Việt Nam đang bước vào vụ mới do đó nguồn cung dồi dào hơn. Thực tế, hồi giữa tháng 1, nguồn cung cà phê trong nước được bổ sung đã khiến giá cà phê nội địa và thế giới chịu áp lực.

Sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, nguồn cung cà phê của Việt Nam thiếu hụt. Điều này góp phần đẩy giá cà phê trong nước và thế giới tăng trong nửa đầu tháng 2. Xét trong dài hạn, hiện đang có 2 luồng ý kiến trái chiều xoay quanh dự báo sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 2021 – 2022.

Theo đó, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021-2022 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sẽ phục hồi và tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.

Với cà phê robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê đã có động lực để tăng năng suất bằng cách sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho tưới tiêu cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3.

Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho rằng sản lượng năm 2022 sản lượng sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.

Sản lượng cà phê niên vụ 2020-2021 đạt 1,62 triệu tấn, giải quyết một triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu hái nên tỷ lệ hái quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Thêm vào đó là thời tiết mưa nhiều, cà phê không phơi sấy được, người dân thậm chí phải dùng củi.

Bên cạnh đó, việc giá cà phê thế giới sụt giảm liền trong 4 năm trước kéo theo giá cà phê trong nước cũng rớt thảm hại, chỉ dao động quanh mức từ 30.000 – 32.000 đồng/kg cà phê nhân. Điều này khiến một số hộ không cầm cự nổi, dần chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Nhiều hộ nông dân bỏ bê vườn cà phê hoặc cắt giảm phân bón, chăm sóc nhằm hạn chế chi phí khiến hậu quả về lâu dài có thể làm cho chất lượng cà phê bị giảm.