Nhỏ Bình thường Lớn

Giá cà phê hôm nay 23/2: Giá cà phê tăng bất thường, thời điểm vận tải biển toàn cầu hết chao đảo?

Sau nhiều lần thay đổi dự báo về thời điểm ngành vận tải biển toàn cầu sẽ hết khủng hoảng, giờ đây các chuyên gia đã đưa ra một mốc mới là năm 2023. Tình hình tiếp tục khiến chi phí của các chuyến hàng xuất khẩu bị đẩy lên cao, trong đó không thể không có mặt hàng cà phê.
Giá cà phê hôm nay 23/2: yufj
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (22/2).

Giá cà phê hôm nay 23/2

Khủng hoảng Đông Âu với những động thái mới nhất của Tổng thống Nga Putin đã đẩy căng thẳng lên một mức mới, khiến gia tăng rủi ro và các tài sản trú ẩn an toàn đã được lựa chọn. Trong bối cảnh đó, giá cà phê tăng giảm thất thường do nhiều yếu tố lợi hại cùng tác động.

Những ngày này và đặc biệt là phiên cuối ngày hôm qua, giá cà phê robusta và arabica đôi lúc tăng rất mạnh do giới đầu cơ quay lại mua ròng và tồn kho giảm xuống mức thấp nhất 22 năm ở New York và mức thấp nhất trong hơn 3 năm gần đây ở London. Dự báo thời tiết tại các vùng cà phê chính ở miền Nam Brasil sẽ có nhiều mưa, hỗ trợ tốt cho vụ mùa năm nay phát triển mạnh dự báo sẽ góp phần kéo giảm giá cà phê kỳ hạn.

Ghi nhận vào phiên đóng cửa thị trường hôm qua ngày 23/2, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng vọt bất thường tới 104 USD (4,61%), giao dịch tại 2.360 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 26 USD (1,16%), giao dịch tại 2.260 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thị trường cà phê New York, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng tốt 1,6 Cent (0,65%), giao dịch tại 248,45 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 1,25 Cent (0,51%), giao dịch tại 247,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.

Giá vàng hôm nay 23/2: Giá vàng SJC xuyên đỉnh lịch sử, rủi ro địa chính trị áp đảo, vàng thế giới còn tăng?

Giá vàng hôm nay 23/2: Giá vàng SJC xuyên đỉnh lịch sử, rủi ro địa chính trị áp đảo, vàng thế giới còn tăng?

Giá vàng hôm nay 23/2 sẽ bảo vệ vững chắc đỉnh mới hay tiếp tục xác lập thêm một đỉnh lịch sử khác? Không ai ...

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 23/2 tăng mạnh 600 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.315

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.800

+ 600

LÂM ĐỒNG

41.200

+ 600

GIA LAI

41.700

+ 600

ĐẮK NÔNG

41.700

+ 600

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Giá cước vận tải biển đã cao ngất ngưởng trong thời gian qua tác động lớn tới giá cà phê xuất khẩu của các nước. Tuy nhiên, đến giờ, vẫn chưa ai biết chính xác khi nào ngành vận tải biển toàn cầu sẽ hết chao đảo khi mà giới chuyên gia vẫn chưa dừng việc lùi dự báo về thời điểm quan trọng này.

Ban đầu, các chuyên gia tin tưởng cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc vào tháng 10/2020 sau tuần lễ vàng (kỳ nghỉ Quốc khánh) của Trung Quốc. Sau đó, họ lại dự đoán là sau Tết Nguyên đán 2021, giữa năm 2021, cuối năm 2021 và gần nhất là sau Tết Nguyên đán 2022.

Nhưng Tết Nguyên đán 2022 đã kết thúc, cước vận tải biển và tình trạng ùn tắc tại hàng loạt cảng biển trên toàn thế giới vẫn duy trì ở mức cao hoặc gần mức cao kỷ lục trong lịch sử. Sớm muộn gì, các chuyên gia cũng sẽ lùi dự báo sang năm 2023. Chia sẻ với Freight Waves, nền tảng phân tích dữ liệu hàng hải Alphaliner (Pháp) cho hay: "Các nhà phân tích ngày càng đồng thuận rằng, cuộc khủng hoảng ngành vận tải biển sẽ kéo dài ít nhất là trong suốt năm nay".

Tháng trước, Matthew Cox, CEO của công ty dịch vụ vận tải Matson (Mỹ), cũng dự đoán tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng xuyên Thái Bình Dương và nhu cầu tiêu dùng tăng cao tại phương Tây "vẫn sẽ tiếp diễn cho đến ít nhất là tháng 10 năm nay…

Tháng 8/2021, CFO Xavier Destriau của hãng vận tải biển Zim (Israel) lập luận, rủi ro dư thừa công suất từ các tàu đóng mới và giao trong năm 2023 là rất thấp, một phần là do sự tắc nghẽn cơ sở hạ tầng trên bộ, đặc biệt là tại Mỹ, sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển. Nói cách khác, "nút thắt cổ chai trên đất liền" sẽ phần nào bù đắp cho tốc độ tăng trưởng đội tàu biển. Do đó, nguy cơ xảy ra tình trạng dư thừa công suất từ các tàu biển mới là không cao. Kỳ vọng ngành vận tải biển vẫn còn nhiều cơ hội, các doanh nghiệp hàng hải đã mạnh tay mua thêm tàu container mới.

Alphaliner thông tin: "Số lượng tàu container đổi chủ đã đạt kỷ lục mọi thời đại vào năm ngoái khi các công ty vận tải biển sẵn sàng trả bất kỳ giá nào để mua thêm tàu hàng. Tổng cộng 572 tàu container được được bán đi vào năm ngoái, tương đương tổng trọng tải 1,94 triệu TEU - cao hơn 26% so với kỷ lục trước đó vào năm 2017, khi doanh số bán tàu tăng cao sau sự sụp đổ của hãng vận tải Hanjin (Hàn Quốc).

Giá dầu - ‘Cú đấm bồi’ vào nền kinh tế thế giới

Giá dầu - ‘Cú đấm bồi’ vào nền kinh tế thế giới

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu thô thế giới tiến sát 100 USD/thùng, cao hơn khoảng 50% so với cùng ...

Nga không nổ súng, kinh tế Ukraine vẫn 'bị thương'

Nga không nổ súng, kinh tế Ukraine vẫn 'bị thương'

Mặt trận kinh tế đang diễn ra trong căng thẳng Nga-Ukraine cũng mang tính quyết định không kém mặt trận chính trị, quân sự.