Giá cà phê trong nước hôm nay 23/8 tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 23/8
Tính chung cả tuần cả tuần trước, giá cà phê robusta có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, các mức giảm rất đáng kể nên, kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 26 USD (tức 1,15 %). Trong khi đó, giá cà phê có 4 phiên giảm liên tiếp và 1 phiên tăng cuối tuần,các mức giảm mạnh, nên kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 10,65 Cent (4,70%). Khối lượng giao dịch trên hai sàn khá tốt trên mức trung bình.
Tồn kho robusta đạt chuẩn sàn ICE London tiếp tục đà ghi nhận giảm khi cà phê robusta nội địa của Việt Nam và Brazil ngày càng khó mua vào cuối vụ, giá trong nước tăng và người trồng giữ hàng. Các chuyên gia dự báo, giá cà phê robusta còn khả năng giằng co tích lũy đi ngang, trong đó động lượng tăng giá vẫn còn, nhưng vẫn nhiều khả năng giảm trong ngắn hạn do thị trường đang nằm trên vùng quá mua. 2280-2300 là vùng giá cần vượt qua để thiết lập xu hướng tăng rõ nét.
Trong khi đó, mức tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York được ghi nhận tăng khi số hàng tồn kho sẵn có đang chờ được kiểm định đúng chất lượng sàn, sản lượng thực tế vẫn không tăng. Thông tin thời tiết chưa có diễn biến gì mới. Trước mắt trong vài ngày tới giá sẽ biến động khó lường do động tác chuyển tháng kỳ hạn của giới đầu tư.
Theo phân tích kỹ thuật, trong ngắn hạn giá arabica sẽ còn giảm dò hỗ trợ. Vùng 205-208 đang là vùng hỗ trợ cứng trong ngắn hạn. Ở chiều ngược lại, giá cần vượt mốc 230 mới đủ hấp dẫn lực mua mạnh từ phe mua.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần (ngày 22/8), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục là phiên tăng, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 11 USD (0,49%), giao dịch tại 2.237 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 17 USD (0,76%), giao dịch tại 2.243 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 8,35 Cent (3,87%), giao dịch tại 224,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 7,85 Cent/lb (3,68%), giao dịch tại 221,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cao.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 23/8 tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Cà phê cả 2 sàn đều đang được giới đầu cơ cơ cấu lại trạng thái trước ngày thông báo đầu tiên chuyển tháng kỳ hạn vào ngày 24/8 sắp tới. Tồn kho dưới mức 100 nghìn tấn, trong khi giới thương nhân cũng không mặn mà đưa cà phê robusta của Việt Nam và Conilon của Brazil về sàn đăng ký đấu giá vì hàng cà phê tại hai thị trường nội địa lớn nhất nhì thế giới hiện rất khó mua.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.
Mới đây, Citigroup cũng đã cắt giảm dự báo vụ mùa của Việt Nam lần lượt là 1 triệu và 2 triệu bao cho niên vụ 2021-2022 và 2022-2023, do các cuộc khảo sát cho thấy sự phát triển của cà phê bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu phân bón trong năm nay.
USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái.
Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta. Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.
Tại hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021 - 2025”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết Bộ đã phê duyệt đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025. Theo đó, không chỉ thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên, đề án còn được mở rộng ở các tỉnh khác như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Mục tiêu của đề án sẽ trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107.000 ha cà phê, trong đó, trồng tái canh 75.000 ha, ghép cải tạo 32.000 ha.