📞

Giá cà phê hôm nay 25/5: Cà phê chưa thấy dấu hiệu khởi sắc, kỳ vọng nhu cầu phục hồi nhờ xóa bỏ giãn cách ở châu Âu

Gia An 05:05 | 25/05/2021
Cà phê xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang bị cản trở khi mà giá cước vận tải đường biển duy trì ở mức cao.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tuần phục hồi nhẹ 1,23% sau khi cũng giảm mạnh hơn 5% trong tuần trước đó. (Nguồn: Foodyoushouldtry)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 25/5

Hôm nay, thị trường đã ghi nhận những sụt giảm đáng kể về khối lượng trao đổi trên các sàn giao dịch phái sinh, các hoạt động thị trường diễn ra dè dặt.

Ghi nhận của TG&VN lúc 2h00 ngày 25/5 (theo giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London vào đợt điều chỉnh, gần như không thay đổi nhiều. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, không tăng giảm, giữ nguyên ở 1.478 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 nhích nhẹ 1 USD (0,77%), lên 1.504 USD/tấn. Khối lượng giao dịch giảm mạnh.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York đang theo đà giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,1 Cent (0,73%), xuống 149 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1,1 Cent (0,73%), xuống 151 Cent/lb. Khối lượng giao dịch thấp.

Phân tích thị trường

Giá cà phê trong nước hôm nay (25/5) nhích nhẹ thêm 100 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm.

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc ROBUSTA

32.000 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

31.900

— Lâm Hà ROBUSTA

32.000

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

33.100

— Ea H'leo ROBUSTA

32.900

— Buôn Hồ ROBUSTA

32.900

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

32.800

— Ia Grai ROBUSTA

32.800

— Chư Prông ROBUSTA

32.700

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

32.700

— Gia Nghĩa ROBUSTA

32.800

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

32.700

HỒ CHÍ MINH

— R1

34.300

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá các mặt hàng cà phê có sự phục hồi nhẹ trong phiên đầu tiên của tuần này. Giá cà phê arabica tháng 7 đóng cửa tuần tăng trở lại 3,52%, sau khi đã giảm khá mạnh trong tuần trước đó, chủ yếu nhờ kỳ vọng vào nhu cầu sẽ phục hồi trở lại khi các nước tiêu thụ xóa lệnh giãn cách phòng Covid-19.

Trong báo cáo mới nhất của chi nhánh Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tại Brazil, sản lượng cà phê năm nay của nước này dự báo ở mức 58,3 triệu bao (loại 60kg), thấp hơn 19,5% so với niên vụ trước. Trong đó, sản lượng Robusta tăng 5,4% nhưng arabica lại giảm gần 20% do yếu tố chu kỳ của cây cà phê.

Con số này tương đương với mức 58,5 triệu bao mà hãng tư vấn Safras đưa ra trước đó. Đối với xuất khẩu, USDA dự báo sẽ giảm mạnh 21,8% về mức 35,2 triệu bao trong niên vụ 21/22, nhưng tiêu thụ nội địa vẫn được duy trì ở mức 23,6 triệu bao, khiến cho tồn kho cuối vụ 21/22 dự kiến sẽ giảm rất mạnh về mức 1,5 triệu bao, thấp hơn đến 62,5% so với niên vụ 20/21.

Đây có thể vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ quan trọng với giá cà phê trong thời gian tới. Về mặt kỹ thuật, giá mặc dù vẫn nằm trên trendline tăng từ đầu tháng 4 đến nay, tuy nhiên đường xu hướng lại khá dốc. Bên cạnh đấy, các chỉ báo lại đang thiên về hướng “bearish". Kết hợp với các yếu tố cơ bản, các chuyên gia phân tích của MXV dự đoán, giá cà phê arabica vẫn sẽ duy trì được mức 150 Cent trong tuần này và có thể test lại mức kháng cự 155, nhưng khả năng vượt là không quá cao.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tuần phục hồi nhẹ 1,23% sau khi cũng giảm mạnh hơn 5% trong tuần trước đó. Cà phê xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang bị cản trở khi mà giá cước vận tải đường biển duy trì ở mức cao. Mặc dù, chỉ số cước vận tải biển BDI giảm 2,4% trong tuần trước. Tồn kho đạt chuẩn trên sàn ICE EU trong tuần trước tiếp tục tăng lên mức 15.954 bao, cao hơn 3,5% so với hồi đầu tháng, vẫn sẽ là các yếu tố gây sức ép lên giá.

Về mặt kỹ thuật, MACD cắt xuống dưới Signal ở trên mức 0, cùng với đường RSI hướng xuống, tiếp tục cho các tín hiệu bán. Các chuyên gia phân tích của MXV dự đoán, giá có thể vẫn sẽ test lại vùng hỗ trợ 1450 — 1460 trong đầu tuần này. Tuy nhiên, mức chênh lệch giá giữa 2 sàn đang ở mức cao sẽ giúp cà phê robusta không bị giảm quá sâu.