📞

Giá cà phê hôm nay 25/7: Giá giảm do áp lực thắt chặt tiền tệ, nhà đầu tư không mặn mà; Lý do giá hàng Việt đi ngược thế giới

Gia An 05:55 | 25/07/2022
Giá cà phê trong quý II giảm 2 - 5% vì áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm. USDA dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái.
Giá cà phê trong nước hôm nay 25/7 tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Adobe stock)

Giá cà phê hôm nay 25/7

Dù gặp bất lợi trong 2 phiên cuối tuần nhưng thị trường cà phê vừa có tuần tăng mạnh. Với khởi đầu khá tốt, giá cà phê tuần này đã với phiên tăng điểm hôm thứ Hai. Nguyên nhân do chỉ số USDX tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ hầu hết thị trường hàng hóa hồi phục sau cơn hoảng loạn tuần trước. Bên cạnh đó, lo ngại sản lượng cà phê vụ mùa năm nay sẽ không đạt như kỳ vọng, là nguyên nhân làm tiến độ thu hoạch vụ mùa thấp hơn mức trung bình nhiều năm. Thông tin này cũng giúp giá cà phê arabica tăng mạnh.

Quan trọng nhất, báo cáo tồn kho ICE tiếp tục đứng ở mức thấp hơn 22 năm và tồn kho GCA chỉ đủ cung ứng cho rang xay trong hơn 12 tuần, một con số ở mức trung bình đã giúp sàn New York bật tăng mạnh mẽ ngay từ đầu tuần này.

Đà tăng của cà phê được duy trì tốt sang phiên ngày thứ Ba. Tuy nhiên, vào phiên giữa tuần giá cà phê robusta đột ngột chững lại do USDX đảo chiều tăng. Ở chiều ngược lại, giá cà phê arabica trên sàn New York có phiên thứ tư tăng liên tiếp. Thị trường được hỗ trợ khi nhà tư vấn hàng đầu HedgePoint Global Market đưa ra dự báo ước tính niên vụ 2022/2023 toàn cầu chỉ dư thừa 0,3 triệu bao, thay vì dư thừa gần 7 triệu bao theo USDA, do sản lượng giảm ở Việt Nam, Colombia, Honduras.

Vào 2 ngày cuối tuần, cà phê thế giới đồng loạt lao dốc. Nguyên nhân do thiếu vắng nhà đầu tư. Thị trường giao dịch buồn tẻ với khối lượng thấp. Đồng Real giảm xuống mức thấp gần 6 tháng đã khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán ra.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 22/7) trên cả hai sàn phái sinh London và New York giảm mạnh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 25 USD (1,26%), giao dịch tại 1.962 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 24 USD (1,21%) giao dịch tại 1.960 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 9,15 Cent (4,24%), giao dịch tại 206,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 9,10 Cent/lb (4,30%), giao dịch tại 202,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 25/7 tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.017

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

42.700

+ 100

LÂM ĐỒNG

42.200

+ 100

GIA LAI

42.600

+ 100

ĐẮK NÔNG

42.600

+ 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu (gồm cà phê nhân, cà phê đã rang xay và cà phê hòa tan) trong tháng 5 đạt 10,8 triệu bao, tăng 10% so với cùng kỳ. Qua đó đưa tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022 lên gần 88 triệu bao, tăng khoảng 0,7% so với cùng kỳ niên vụ 2020-2021.

Giá cà phê trong quý II giảm 2 - 5% vì áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm. USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái.

Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta. Trái ngược với giá thế giới, giá cà phê robusta nội địa cuối tháng 6 tăng mạnh so với cuối tháng 5. Tính chung trong quý II, giá cà phê trong nước tăng khoảng 8%. Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê tăng trưởng tốt nhưng doanh nghiệp trong ngành cà phê đạt lợi nhuận không như mong đợi vì giá vận chuyển và nhiều chi phí khác tăng cao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu (gồm cà phê nhân, cà phê đã rang xay và cà phê hòa tan) trong tháng 5 đạt 10,8 triệu bao, tăng 10% so với cùng kỳ.

Qua đó đưa tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022 lên gần 88 triệu bao, tăng khoảng 0,7% so với cùng kỳ niên vụ 2020-2021. Giá cà phê trong quý II giảm 2 - 5% vì áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm.

USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Trái ngược với giá thế giới, giá cà phê robusta nội địa cuối tháng 6 tăng mạnh so với cuối tháng 5. Tính chung trong quý II, giá cà phê trong nước tăng khoảng 8%. Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê tăng trưởng tốt nhưng doanh nghiệp trong ngành cà phê đạt lợi nhuận không như mong đợi vì giá vận chuyển và nhiều chi phí khác tăng cao.