Giá cà phê trong nước hôm nay 25/8 tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Getty Images) |
Giá cà phê hôm nay 25/8
Chốt phiên giao dịch ngày 24/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục củng cố xu hướng tăng giá bằng phiên tăng giá mạnh mẽ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 86 USD (3,82%), giao dịch tại 2.340 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 90 USD (3,99%), giao dịch tại 2.348 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 cũng tăng rất mạnh 12,30 Cent (5,33%), giao dịch tại 242,95 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 10,75 Cent/lb (4,71%), giao dịch tại 239,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Giới phân tích cho rằng, nếu giá cà phê robusta vẫn duy trì được trên vùng 2190-2200 thì xu hướng tăng vẫn còn được củng cố.
Trong khi đó, giá cà phê arabica có nhịp tăng mạnh mẽ hơn cà phê sàn London nhờ được hỗ trợ bởi thông tin thời tiết. Theo các báo cáo, vùng Đông Nam trồng cà phê của Brazil đang khô hạn do bị ảnh hưởng bởi hiện tượng La Nina. Nông dân và giới đầu tư đều quan ngại hiện tượng thời tiết này sẽ ảnh hưởng xấu tới nguồn cung cà phê của Brazil trong tương lai.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 25/8 tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Báo cáo chỉ số PMI (hoạt động sản xuất của khu vực công nghiệp) tháng 8 của Mỹ dự kiến chỉ đạt 49,3 điểm, thấp hơn 49,5 điểm trong tháng 7.
Chỉ số USDX tiếp nối đà tăng và các hàng hóa phái sinh khác sụt giảm đã hỗ trợ giá cà phê… Tồn kho cà phê robusta đạt chuẩn sàn London đã giảm thêm 1.73% ~ 1700 tấn so với tuần trước, ở mức 96.480 tấn, ghi nhận tuần thứ 5 sụt giảm liên tiếp.
Trong khi cà phê đạt chuẩn sàn New York đã ghi nhận mức tăng các ngày gần đây. Ngoài ra vấn đề logistic tại các cảng ở London vẫn là tâm điểm hỗ trợ giá robusta khi nhiều người quan ngại có thể ảnh hưởng tới khâu vận chuyển phân phối cà phê sàn London.
Bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia cho biết, nếu giá dầu tiếp tục giảm, họ sẽ đàm phán với OPEC+ để cắt giảm sản lượng nhằm có được mức giá chính xác và hợp lý. Giá dầu giảm liên tiếp đã hỗ trợ cho hàng hóa phục hồi trên các thị trường kỳ hạn.
Về tình hình nguonf cung trên thị trường, trong 9 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, Nam Mỹ tiếp tục là khu vực xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với 42,3 triệu bao, giảm 8,5%. Trong giai đoạn này, các lô hàng xuất khẩu của Brazil giảm 14,2%, xuống chỉ còn 29,5 triệu bao, do sản lượng thấp hơn cũng như tình trạng thiếu container và cước phí tăng cao. Khối lượng xuất khẩu cà phê của Colombia cũng giảm 1,6% xuống mức 9,2 triệu bao. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài làm giảm nguồn cung cà phê của nước này.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng mạnh 17,3% trong 9 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, lên mức 34,4 triệu bao.
Tính riêng trong tháng 6, xuất khẩu của khu vực này đạt 3,6 triệu bao, tăng 9,4%. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6 tăng 12,9% lên gần 2,4 triệu bao và sau 9 tháng tăng 20% lên 22,8 triệu bao. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ trong tháng 6 giảm 1,3% xuống 0,6 triệu bao, nhưng tính chung 9 tháng tăng 31% lên 5,5 triệu bao. Trong khi đó, xuất khẩu của Indonesia tăng 15,8% trong tháng 6 lên 0,5 triệu bao, nhưng tính chung 9 tháng giảm 2% xuống 5 triệu bao.