Giá cà phê trong nước hôm nay 26/11 tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Cadillaccoffee) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 26/11
Thị trường New York đóng cửa cả ngày không giao dịch trong Ngày Lễ Tạ ơn Giá, cà phê arabica vẫn giữ đà tăng do lo lắng nguồn cung toàn cầu sụt giảm khi Vành đai cà phê Thái Bình Dương sẽ xuất hiện nhiều mưa, gây bất lợi cho nhiều quốc gia sản xuất, nhưng lại gây khô hạn cho vùng cà phê arabica chính ở phía Đông Nam Brazil.
Thị trường London hôm nay đóng cửa nghỉ sớm, giá cà phê robusta được điều chỉnh tăng trở lại, sau phiên giảm ngày hôm trước do suy đoán của thị trường về vụ thu hoạch mùa mới của nhiều nhà cung cấp hàng đầu thế giới và dự đoán sản lượng tăng từ USDA. Thông tin hiện được thị trường quan tâm hơn cả là, lô hàng robusta đầu tiên của hai nhà sản xuất chính ở Đông Nam Á sẽ rời cảng vào cuối tháng 11 này, sau thời gian dài bị chậm trễ vì đại dịch.
Ghi nhận của TG&VN tại giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/11, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 11 USD (0,48%), giao dịch tại 2.2921 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 6 USD (0,27%), giao dịch tại 2.228 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp đà tăng tốt. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 3,5 Cent (1,38%), giao dịch tại 245,4 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 3,25 Cent (1.35%), giao dịch tại 244,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 26/11 tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo ông Kamau Kuria, Giám đốc điều hành của Coffee Management Service (CMS), Kenya, nhu cầu tiêu thụ cà phê hiện ở mức 172 triệu bao so với mức sản lượng là 158 triệu bao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng giá đối với mặt hàng này.
Ông Kuria cho biết, cho đến nay, thị trường quốc tế đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng loại cà phê arabica chất lượng sau khi Brazil, nhà cung cấp cà phê hàng đầu thế giới, trải qua tình trạng hạn hán và băng giá.
Ông chia sẻ: “Trong khi đối thủ của Kenya là Brazil đang trải qua điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chúng tôi mong đợi lợi nhuận tốt cho nông dân và kỳ vọng sẽ gặt hái được một vụ thu hoạch bội thu”. Tuy nhiên, ông cho biết, sản lượng cà phê của Kenya vẫn ở mức thấp là 28.000 tấn
Đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhận định: Chu kỳ 10 năm của ngành hàng cà phê đang quay trở lại. Dự báo giá cà phê sẽ đạt đỉnh vào cuối năm. Mặc dù vậy, để giá cà phê quay về thời hoàng kim 46.000 - 47.000 đồng/kg còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19, tốc độ phục hồi kinh tế thế giới và thời tiết của các nước trồng cà phê lớn trên thế giới.
Nếu xét về giá cà phê xuất khẩu thì năm 2011 lập đỉnh cao nhất là 2.600 USD/tấn, hiện nay giá cà phê chỉ mới đạt mức 2.370 USD/tấn, còn thiếu 230 USD nữa mới đạt mức đỉnh năm 2011. Đặc biệt, ở thời điểm hiện nay chỉ có Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch, chính vì vậy cơ hội để đàm phán giá cả hợp đồng xuất khẩu rất thuận lợi vì chỉ có Việt Nam “một mình một chợ”.
Xuất khẩu cà phê tháng 11 và 12/2021, mỗi tháng sẽ đạt sản lượng khoảng 130.000 tấn. Nếu vẫn giữ được giá cao như hiện nay, có thể đem về thêm 600 triệu USD trong 2 tháng cuối năm, để đưa kim ngạch cà phê cả năm lập lại ngưỡng 3 tỉ USD.