Giá cà phê trong nước nhích nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch hôm qua 25/9. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 26/9
Giá cà phê robusta vẫn ổn định theo xu hướng tăng, cho dù thị trường London cần có một đợt chỉnh giảm cần thiết do các chỉ báo kỹ thuật cho thấy đã vào vùng “quá mua”. Đặc biệt, cấu trúc giá nghịch đảo vẫn được duy trì để thu hút giới kinh doanh đưa hàng về sàn tham giá đấu giá do vẫn còn nguyên mối lo thiếu hụt nguồn cung từ các nhà sản xuất robusta khu vực Đông Nam Á.
Giá cà phê arabica bật tăng liên tiếp, tăng tới 6,43% chỉ trong 4 phiên, do vẫn còn nguyên mối lo khô hạn ở vành đai cà phê Brazil. Tuy nhiên, các nhà nông học cho biết, mưa mùa Xuân chỉ bắt đầu phủ khắp để kích thích cây cà phê ra hoa vào đầu tháng 10, trong khi khô hạn hiện tại là giai đoạn rất cần thiết để cây phân hóa mầm hoa vụ mới. Có vẻ thị trường đã quá lo lắng sau đợt sương giá tháng 7 gây hại và nhất là mối lo sản lượng năm 2022 sẽ sụt giảm, tiếp theo vụ mùa năm nay đã cho sản lượng thấp theo chu kỳ “hai năm một”.
Ghi nhận trước giờ đóng cửa phiên giao dịch tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 2 USD (0,09%), giao dịch tại 2.148 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng mạnh hơn 10 USD (0,47%), lên 2.129 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 3,75 Cent (1,97%), giao dịch tại 194,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 3,75 Cent (1,94%), lên 197,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng khá tốt.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước nhích nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch hôm qua 25/9.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Thị trường New York tiếp tục tăng, không chỉ do ước tính sản lượng arabica năm nay của Brazil giảm tới 8%, xuống ở mức 30,7 triệu bao mà còn do tình hình thời tiết hiện tại của quốc gia này.
Giá cà phê robusta vẫn còn nguyên mối lo nguồn cung thiếu hụt dẫn đến lượng tồn kho trên sàn London tiếp tục sụt giảm. Tuy vậy, khối lượng thương mại trong phiên rất thấp, thể hiện sự thận trọng của nhà đầu tư khi các chỉ số kỹ thuật cho thấy thị trường này đã vào vùng “quá mua”. Hiện tượng giá nghịch đảo được nới rộng, thể hiện giới đầu cơ chi mạnh tay để kéo hàng về các tháng gần.
Từ đầu tuần đến nay, vùng Tây Nguyên của Việt Nam đón lượng mưa lớn do hoàn lưu bão số 6 gây ra, trong bối cảnh sắp bước vào vụ thu hoạch năm nay. Một số địa phương tại khu vực này vẫn đang phải áp dụng các biện pháp mạnh để phòng dịch Covid-19.
Việc cà phê không thể xuất đi vì dịch bệnh Covid-19 kèm theo tình trạng thiếu container khiến tồn kho hàng của các doanh nghiệp ở mức cao. Điều này khiến họ lo ngại giá cà phê thời gian tới sẽ đảo chiều, nhất là thời điểm vụ thu hoạch đang đến gần.
Việc giãn cách xã hội khiến hoạt động chế biến và xuất khẩu cà phê bị trì hoãn. Cùng với đó, sương giá và thời tiết khắc nghiệt tại Brazil càng khiến thị trường lo ngại việc nguồn cung cà phê cho thế giới thời gian tới sẽ giảm mạnh. Điều này đã đẩy giá cà phê lên mức cao nhất trong 4 năm..
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 12% về trị giá so với tháng 7.
Việc giá cước vận tải tăng từ Việt Nam đi EU và Mỹ quá cao và tình trạng thiếu container khiến doanh nghiệp điêu đứng, không thể xuất được hàng