Giá cà phê trong nước tăng tiếp 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên hôm qua 27/5. (Nguồn: Broadcastcoffee) |
Giá cà phê hôm nay 28/5
Đúng như nhận định của các chuyên gia, sau hai phiên bứt phá tăng mạnh, giá cà phê robusta vẫn chưa thể giữ được xu hướng tăng ổn định. Nếu giá cà phê robusta không vọt được qua hẳn ngưỡng 2.100 USD thì khả năng quay đầu vẫn khá cao. Trong khi đó, giá cà phê arabica vượt trên 216,10 Cent thì rất nhiều cơ hội vọt lên mức giá 220/222.
Trong khi đó, USDX suy yếu trở lại trong một phiên thiếu vắng nhiều nhà đầu tư do ngày Lễ Thăng Thiên của Thiên Chúa giáo (26/5). Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục hồi phục sau hơn 7 tuần giảm điểm liên tiếp vì lo ngại Fed sẽ “diều hâu” hơn. Tuy nhiên, biên bản phiên họp đã được Fed công bố phù hợp với những gì thị trường mong đợi, mặc dù gia tăng lo ngại về lạm phát và khả năng tăng lãi suất cao hơn mức trung bình của dự đoán. Dường như các thị trường đã vội vàng cấy lãi suất vào giá cả hàng hóa, góp phần hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn bật tăng liên tiếp bất chấp áp lực bán hàng vụ mới không hề nhỏ từ các nước sản xuất chính.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 27/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 điều chỉnh giảm 10 USD (0,47%), giao dịch tại 2.097 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 13 USD (0,62%) giao dịch tại 2.096 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục đà tăng mạnh, 3,65 Cent (1,62%), giao dịch tại 229,45 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,75 Cent/lb (1,66%), giao dịch tại 229,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng tiếp 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên hôm qua 27/5.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Xung đột địa chính trị ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế thế giới và khiến lạm phát gia tăng, lãi suất tiền tệ gia tăng ở các nền kinh tế phát triển. Giá cả hàng hóa vì thế có xu hướng tăng khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu.
Tin cảng Thượng Hải, cảng biển giao thương hàng hóa sầm uất nhất thế giới, đang được dở bỏ lệnh phong tỏa vì dịch bệnh covid-19, đã giúp thị trường hàng hóa toàn cầu thở phào nhẹ nhõm do sẽ không còn sự tắc nghẽn và hàng hóa sớm được lưu thông thuận lợi. Đây là thông tin rất tích cực cho thị trường hàng hóa nguyên liệu nói chung trong những ngày sắp tới.
Bộ Thương Mại Mỹ vừa công bố GDP của quý I với mức giảm 1,5% thấp hơn mức dự đoán trước đó như là một dấu hiệu cho thấy Fed không cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc chống lạm phát khi nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Xung đột giữa Nga với Ukraine và cấm vận của các nước phương Tây đã khiến các nhà kinh doanh cà phê với Nga chuyển hàng đi nơi khác, ước chừng thị trường thiếu 1,8 triệu bao.
Theo Sucafina, tiêu thụ cà phê của Nga ước tính vào khoảng 6 triệu bao mỗi năm. Trong số này, 60 - 70% là cà phê robusta chủ yếu đến từ Việt Nam hoặc cà phê hòa tan từ Đức và Ba Lan. Mức tiêu thụ của Nga những tháng này giảm phần lớn là do các lệnh trừng phạt. Một lệnh cấm đối với xuất khẩu cà phê từ EU sang Nga sẽ gây ra tác động lớn, trong khi các biện pháp trừng phạt hiện tại có thể sẽ làm suy giảm nhu cầu do thu nhập của người tiêu dùng Nga sẽ thấp hơn.
Theo số liệu của ITC, nhu cầu tiêu thụ cà phê của Nga liên tục tăng trong những năm gần đây, năm 2021 nước này đã nhập khẩu kỷ lục 243.295 tấn cà phê, tăng 5,4% so với năm 2020 và tăng đến 28% so với 5 năm trước. Đáng chú ý, Việt Nam luôn dẫn đầu về nguồn cung cà phê cho thị trường Nga, chiếm 34% tổng khối lượng cà phê nhập khẩu vào Nga trong năm 2021 với 82.699 tấn.
Từ cuối tháng 4/22 đến nay, biên độ dao động trong từng phiên rất lớn và hầu hết các tính toán về kỹ thuật đều không chính xác do thị trường cấy yếu tố tăng lãi suất và lạm phát, mua bán trong từng phiên hầu hết được do vốn tạo sóng nên nhu cầu hàng hóa (hàng thực) tỏ ra giả tạo trên sàn.
Điều đáng lưu ý là cứ mỗi lần tràn về vùng 2.000+, giá London lại được kéo lên nhưng cú kích lên ấy không đi quá đỉnh lập phía trước.
Chính vì thế, một cách đơn giản trong giai đoạn này để nói về kỹ thuật là nếu như phá được 1.990, khả năng London sẽ mất hết các lực đỡ và còn có thể mất thêm 100 USD nữa. Nếu bật dậy theo hướng tăng, cứ qua được khỏi đỉnh nào, thì khả năng có thể tìm đỉnh cũ cao hơn, nhưng khả năng tiêu cuwucj vẫn còn nhiều.