Giá cà phê hôm nay 29/1/2024
Giá cà phê thế giới vừa trải qua một đợt tăng mạnh, trong một tuần qua, giá robusta tăng tới 141 USD (4,51%), còn arabica tăng 8,70 Cent (4,70%0 trong đợt giao hàng tháng 3.
Giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục xu hướng tăng tốt, hiện giao dịch trong khoảng 76.500 - 77.100 đồng/kg khi tình trạng khan hàng vẫn đẩy giá cà phê nội địa tiếp tục tăng.
Kết thúc phiên giao dịch tuần qua (27/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2024 tăng 18 USD, giao dịch tại 3.269 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 tăng 27 USD giao dịch tại 3.112 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tăng mạnh, kỳ giao hàng tháng 3/2024 tăng 6,9 Cent, giao dịch tại 193,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2024 giá giao dịch tăng 5,75 Cent, giao dịch tại 189,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê trong nước ngày cuối tuần qua (28/1) tăng 400 - 500 VND/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: https: doanhnhan.biz/) |
Như vậy, mỗi tuần giá cà phê robusta mỗi tuần lại lập một kỷ lục mới. Chưa hết 1 tháng đầu năm 2024, sàn London đã tăng tới 13%.
Số liệu được Hiệp hội Nhà xuất khẩu cà phê Brazil (CECAFE) công bố cho thấy, xuất khẩu cà phê nhân của Brazil trong 5 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 7 đến tháng 11/2023) đã tăng 18,7% so với cùng kỳ niên vụ 2022-2023 lên 17,3 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu robusta tăng vọt 420,9% lên 3,4 triệu bao; cà phê arabica không đổi ở mức 13,97 triệu bao.
Tồn kho cà phê robusta do sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến ngày 26/1 đã tăng 70 tấn, tức tăng nhẹ 0,23 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 30.080 tấn (khoảng 501.333 bao, bao 60 kg), mức thấp 15 năm, chủ yếu là cà phê Conilon của Brazil.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước ngày cuối tuần qua (28/1) tăng 400 - 500 VND/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo phân tích của các chuyên gia, giá cà phê từ Việt Nam đang tăng cao do tuyến vận chuyển sang châu Âu qua kênh đào Suez và Panama đều tắc nghẽn. Việc phải đi vòng hoặc chậm trễ làm giá cước đội lên cao, cấy vào giá hàng hoá khiến cà phê cứ thế bị đội lên.
Sự chậm trễ cũng khiến tồn kho tại châu Âu thấp đáng kể. Thế nên dù sàn London liên tục vào vùng mua quá mức thì giá vẫn tăng đều.
Ở trong nước, việc cà phê khan hàng do vụ trước thiếu hụt. Một số sản lượng thiếu hụt nên phải chờ sang niên vụ mới mới xuất khẩu được. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu sợ thiếu hàng như năm ngoái nên sẽ thu mua trữ chân hàng nhiều hơn. Điều này giúp giá cà phê tăng như thời gian qua.
Trong khi đó, trong niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê của Brazil được dự báo tăng 3,7 triệu bao lên 66,3 triệu bao. Chủ yếu là do sản lượng cà phê arabica tăng 5,1 triệu bao lên 44,9 triệu bao.
Cây cà phê arabica tại nhiều vùng sản xuất của Brazil tiếp tục phục hồi sau đợt sương giá nghiêm trọng, nhiệt độ cao và lượng mưa dưới mức trung bình xảy ra vào năm 2021 khiến sản lượng cà phê giảm trong niên vụ 2021-2022 và 2022-2023.
Mặc dù vậy, sản lượng cà phê arabica của Brazil vẫn thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh gần 50 triệu bao của các niên vụ được mùa trước đó. Ở chiều ngược lại, sản lượng cà phê robusta của Brazil được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên sau 6 năm tăng trưởng liên tiếp với mức giảm 1,4 triệu bao xuống còn 21,4 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê nhân của Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, dự báo sẽ phục hồi và tăng 7,3 triệu bao so với niên vụ trước lên 39,5 triệu bao, do được thúc đẩy bởi nguồn cung cao hơn và nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và EU tăng.