Giá cà phê trong nước hôm nay 3/3 giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Giá cà phê hôm nay 3/3
Đúng như dự báo về xu hướng giảm của thị trường cà phê, trên cả hai sàn phái sinh giá cà phê robusta và arabica đồng loạt quay lại chuỗi ngày giảm mạnh. Trong đó, sức ép giảm vẫn đè nặng lên thị trường robusta, bên cạnh các yếu tố cơ bản như nguồn cung sắp tới (khoảng tháng 4) hứa hẹn sẽ dồi dào do hai nhà sản xuất lớn Brazil và Indonesia đều sắp bước vào thu hoạch vụ mùa mới, sự thanh lý vị thế của các Quỹ tài chính do họ đang nắm lượng mua ròng rất lớn, sức ép của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cơ bản USD cũng đang tới rất gần.
Tuy nhiên, một số nhận định khác cho rằng, do tỷ giá đồng Real hiện liên tiếp tăng khiến người Brazil có thể sẽ giảm bán cà phê cho dù họ sắp bước vào vụ thu hoạch. Việc này sẽ giúp thị trường cà phê không bị thừa nguồn cung, giá cà phê vẫn có thể ổn định.
Ghi nhận của TG&VN vào phiên đóng cửa giao dịch ngày 2/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm mạnh 54 USD (2,59%), giao dịch tại 2.030 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 53 USD (2,58%), giao dịch tại 2.002 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 quay đầu giảm mạnh 7,2 Cent (3,05%), giao dịch tại 228,8 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6,95 Cent (2,96%), giao dịch tại 227,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cũng tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 3/3 giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Dòng vốn đầu cơ tiếp tục tìm nơi trú ẩn an toàn khi căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu khả quan… Nếu như lấy đỉnh giá cà phê của niên vụ 2021/2022 của sàn London là 2.384, thì đến nay sàn này giảm trên 200 USD/tấn. Nhiều người cho rằng do cuộc chiến giữa Nga-Ukraina mà giá tuần trước hai sàn giảm. Đó cũng là một cách giải thích nhưng có lẽ không phải là nguyên nhân chính.
Giá cà phê phái sinh London giảm mạnh thời gian qua do lượng tồn kho đạt chuẩn thuộc sàn này tăng mạnh chỉ trong vài ngày cuối tuần, chỉ riêng ngày 24/2 tồn kho này tăng 1.240 tấn, đã làm giá trong ngày ấy rớt 55 USD/tấn. Có thể, tồn kho đạt chuẩn hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong
Việc hình thành giá trên sàn robusta, sau ba bốn năm vắng bóng trong kho thuộc sàn, nay cà phê Việt Nam lại có mặt do giá bán xuất khẩu có lúc xuống mức cực thấp, trừ 450-480 USD/tấn dưới giá niêm yết.
Mặt khác, ám ảnh các đợt tăng lãi suất đồng USD tron những ngày tháng tới sẽ làm tăng chỉ phí tài chính, không kích thích sức mua để họ toàn tâm toàn ý đặt cược vào các sàn cà phê mà đôi khi phải
thực hiện chiêu “ăn xổi ở thì” để đối phó với thị trường.
Riêng xung đột Nga-Ukraina có thể đưa nông dân cà phê vào thế khó khi gặp phải giá giảm trên sàn. Tàu bè khó khăn, giá dầu thô tăng mạnh, phân bón và lương thực cũng tăng giá...là những trở lực đang dành cho người trồng và các nước sản xuất cà phê trong thời gian tới.
Như vậy, về đường dài, lo giá cà phê London giảm giữa lúc chi phí đầu vào sản xuất tăng đối với nông dân, nhà xuất khẩu còn phải tính đến những rủi ro trong thanh toán khi nguồn tín dụng co lại vì vay tiền kinh doanh không còn dễ như trước.
Nếu như hàng tồn kho đạt chuẩn cứ cấp tập vào kho tại châu Âu như tuần trước tính đến ngày 25/2, cũng cần thấy trước giá cà phê trên thị trường nội địa có lúc sẽ quay về dưới 40 triệu đồng/tấn dù giá xuất khẩu đã cải thiện rất nhiều, tăng 100 USD/tấn từ trừ 450 USD lên trừ 350 USD/tấn dưới giá niêm yết của sàn phái sinh.