📞

Giá cà phê hôm nay 4/9, Giá cà phê robusta củng cố đà tăng, thách thức vẫn bủa vây nhà cung cấp Việt Nam

Gia An 05:12 | 04/09/2021
Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất robusta chính, loại cà phê có vị đắng được sử dụng trong cà phê hòa tan và một số loại cà phê espresso. Theo ghi nhận, giá cà phê robusta bán buôn đã tăng khoảng 50% trong năm nay.
Giá cà phê trong nước hôm nay 4/9 tăng nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm. (Nguồn: Brandsvietnam)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 4/9

Trong phiên giao dịch hôm nay 2 sàn tăng giảm trái chiều. Sàn giao dịch London chủ động điều chỉnh giảm, ngay từ đầu phiên khi có dấu hiệu bước vào vùng mua quá mức, chỉ còn tăng nhẹ. Giá cà phê ở New York tiếp tục điều chỉnh giảm sau những cơn mưa giải hạn đầu mùa ở Minas Gerais, bang sản xuất Arabica lớn nhất Brazil.

Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 3 USD (0,15%), giao dịch tại 2.059 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng 4 USD (0,2%),lên 2.025 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục là một phiên điều chỉnh sau phiên đầu tuần tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 1,35 Cent (0,69%), giao dịch tại 193 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 1,35 Cent (0,69%), xuống 195,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 4/9 tăng nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.114

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

40.100

+ 100

LÂM ĐỒNG

39.200

+ 100

GIA LAI

40.000

+ 100

ĐẮK NÔNG

40.000

+ 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Việc Việt Nam chuyển sang phương án phòng chống dịch bệnh covid-19 theo “5T” được đánh giá sẽ giúp việc lưu thông hàng hóa tại thị trường nội địa thông thoáng hơn, theo đó, lượng cà phê robusta giao về các cảng xuất khẩu sẽ tăng dần, cho dù cước phí vận tải biển vẫn cao ngất ngưởng vẫn là rào cản rất đáng kể.

Tình trạng dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam vẫn đang làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu, khi một loạt tỉnh thành phía Nam vẫn đang thực hiện Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, hiện nay việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU và Mỹ còn gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển dù đã đỡ căng thẳng hơn trước nhưng giá cước vẫn cao. Các chuyên gia trong ngành dự báo, thời gian tới, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bên cạnh đó, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng sản lượng robusta từ các quốc gia khác như Brazil, Uganda...

Đồng Real ổn định, tỷ giá vẫn ở mức 1 USD = 5,1820 Real cho dù đề xuất cải cách thuế gần như sẽ được thông qua nhưng bất ổn tài chính và chính trị vẫn còn ám ảnh trong nước. Trong khi chỉ số USD tiếp tục suy yếu trong rổ tiền tệ mạnh giúp cho các tiền tệ mới nổi lấy lại được ít nhiều giá trị.

Giá cà phê kỳ hạn sụt giảm khi các báo cáo thời tiết Brazil đã bắt đầu có mưa rải rác trên vành đai cà phê ở miền nam, tuy lượng mưa vẫn chưa đáng kể và chủ yếu tại các vùng trồng Conilon robusta, trong khi các bang trồng Arabica vẫn còn khô nóng cho tới giữa tháng 9.

Cơ quan Thương mại của chính phủ Indonesia báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng Tám đạt 104.178 bao, giảm tới 70,45% so với cùng kỳ năm trước, góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê robusta trong 11 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 1.857.749 bao, giảm 1.175.909 bao, tức giảm 38,76% so với cùng kỳ niên vụ trước, trong khi ước tính sản lượng của niên vụ cà phê mới 2021/2022 đạt tổng cộng 11,35 triệu bao, giảm 2,16% so với niên vụ trước đó.