Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 4/1). (Nguồn: Rodeo West) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 5/1
Hôm nay giá cà phê trên hai sàn phái sinh diễn biến trái chiều, robusta giảm sâu trong khi arabica tăng mạnh. Tuy nhiên, đúng như dự báo, giá cà phê robusta giảm khi sàn London đã bắt đầu vào vùng quá mua, do vậy đã có đợt điều chỉnh giảm ngay trong đầu năm 2022. Nhưng các yếu tố trên thị trường đều báo hiệu khả năng giá cà phê robusta sớm quay trở lại để có thể chinh phục những mốc cao hơn.
Trong khi đó, thông tin không mấy khả quan về nguồn cung arabica từ Brazil có thể đã bắt đầu tác động lên thị trường New York.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch liền trước (ngày 4/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 21 USD (0,89%), giao dịch tại 2.349 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 17 USD (0,74%), giao dịch tại 2.293 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York bất ngờ tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 8,45 Cent (3,78%), giao dịch tại 231,75 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 8,50 Cent (3,81%), giao dịch tại 231,80 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 5/1 giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 cũng dự kiến giảm 3,8 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 117,2 triệu bao, do khối lượng xuất khẩu của Brazil giảm mạnh, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng.
Trong Báo cáo, USDA ước tính, sản lượng của Brazil sẽ giảm 13,6 triệu bao xuống 56,3 triệu trong niên vụ 2021-2022. Hạt arabica, chiếm 70% sản lượng cà phê của Brazil, được dự báo sẽ giảm 14,7 triệu bao xuống 35 triệu bao. Theo nhận định của các nhà phân tích tại Tridge, cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi. Có khả năng phải mất vài mùa vụ để sản xuất cà phê của Brazil trở lại bình thường vì có thể mất tới 5 năm để cây cà phê trưởng thành.
Bên cạnh sự sụt giảm sản lượng, các nhà xuất khẩu Brazil cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thuê tàu chở hàng và container, trong khi các chuyến hàng thường xuyên bị hoãn và hủy từ các công ty vận chuyển.
Các nhà phân tích cho biết: “Khả năng điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm tới là không thể phủ nhận. Brazil đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại trong năm 2022 do mưa lớn, hạn hán và băng giá. Cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức các biện pháp phòng ngừa rủi ro của người nông dân trở nên không hiệu quả”
Với nguồn cung giảm, xuất khẩu cà phê của Brazil dự kiến sẽ giảm 11,7 triệu bao từ mức kỷ lục của niên vụ trước xuống còn 30 triệu bao và dự trữ cuối kỳ được dự báo sẽ giảm 500.000 bao còn 2,9 triệu bao.
Trong khi đó, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo tăng 1,5 triệu bao lên 165 triệu bao, với mức tăng chủ yếu tại EU, Mỹ và Brazil. Tiêu thụ cà phê của Brazil dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 23,7 triệu bao. Tiêu thụ tăng trong khi sản lượng sụt giảm, tồn kho cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu bao xuống 30 triệu bao, mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.