Giá cà phê hôm nay 5/3/2023
Giá cà phê thế giới trở lại xu hướng tiêu cực sau những thông tin khiến lo ngại rủi ro tiếp tục tăng cao trước suy đoán Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao kéo dài. Trong khi đó, USDX tiếp tục gia tăng do lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh đã kích thích dòng vốn đầu cơ kéo về các sàn hàng hàng hóa phái sinh, đã hỗ trợ giá vàng và dầu thô bật tăng trở lại nên bỏ qua giá cà phê như là sự tất yếu.
Báo cáo Thương mại tháng 1/2023 của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đánh giá tất cả các chỉ số giá trung bình vẫn ổn định, chỉ giảm nhẹ so với tháng cuối cùng của năm 2022.
Lo ngại thiếu hụt nguồn cung cà phê toàn cầu đã có phần giảm bớt khi báo cáo xuất khẩu cà phê khu vực Trung Mỹ đã có sự hồi phục đáng kể, đã hỗ trợ mức tồn kho gia tăng trên cả hai sàn cà phê kỳ hạn, nhất là tồn kho ICE – London tăng liên tiếp.
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này. (Nguồn: praguemonitor) |
Chốt phiên giao dịch tuần này (4/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 18 USD (0,83%), giao dịch tại 2.162 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 16 USD (0,74%), giao dịch tại 2.150 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 4,35 Cent/lb (2,39%), giao dịch tại 177,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 4,2 Cent/lb (2,32%), giao dịch tại 177,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê thu mua tại các tỉnh Tây nguyên giảm 300 đồng/kg, dao động trong khung 47.600 – 48.000 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 1/3 cho biết, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu đã chậm lại vào cuối năm 2022 và có khả năng duy trì ở mức thấp trong quý đầu của năm nay.
Mặc dù vậy, WTO cũng dự báo đà tăng trưởng chậm này có thể diễn ra trong thời gian ngắn, do số lượng container đi qua các cảng của Trung Quốc và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã bắt đầu tăng lên, sau khi nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch Covid-19.
WTO cho hay chỉ số thương mại hàng hóa của tổ chức này đã giảm từ 96,2 điểm trong tháng 11/2022, xuống còn 92,2 điểm trong tháng 3/2023, thấp hơn nhiều so với đường cơ sở 100 điểm nhằm phân chia khối lượng thương mại trên hoặc dưới xu hướng.
Bên cạnh đó, các thành phần liên quan tới ô tô mang chỉ số tích cực, do doanh số bán hàng và sản xuất ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản nằm trên xu hướng, vượt xa sự suy giảm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các chỉ số vận tải container, linh kiện điện tử và các nguyên vật liệu thô đều sụt giảm và nằm dưới xu hướng.
Chỉ số thương mại hàng hóa của WTO là phong vũ biểu thương mại hàng hóa cung cấp thông tin thời gian thực về quá trình giao dịch hàng hóa thế giới liên quan đến các xu hướng gần đây. Dựa vào chỉ số này có thể đánh giá động lực tăng trưởng thương mại toàn cầu.