Giá cà phê trong nước hôm nay 5/8 tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 5/8
Giá cà phê kỳ hạn tăng đều trở lại trên cả hai sàn phái sinh, trong đó arabica hồi phục mạnh. Bên cạnh những tác động tiêu cực của thị trường hiện hành, giá cà phê có có thêm sự hỗ trợ do người Brazil giảm bán cà phê xuất khẩu, khi tỷ giá USD giảm. Trong khi có nhiều đồn đoán sản lượng vụ mùa ở nhà sản xuất cà phê số 1 thế giới đang thu hoạch không đạt như kỳ vọng do hậu quả của thời tiết khô hạn các đợt sương giá hồi năm ngoái.
Thị trường cũng chuẩn bị chào đón niên vụ mới của Việt Nam. Nhờ thời tiết khá thuận lợi, nhiều người tin rằng năm nay, hàng cà phê Việt Nam sẽ ra sớm hơn các năm trước.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 4/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 19 USD (0,94%), giao dịch tại 2.045 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 18 USD (0,84%), giao dịch tại 2.041 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục tăng mạnh 4,65 Cent (2,17%), giao dịch tại 219,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 4,50 Cent/lb (2,13%), giao dịch tại 215,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 5/8 tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) ở Brazil đã báo cáo xuất khẩu cà phê hạt tháng 7 tăng 2,72% so với cùng kỳ năm ngoái, do giá cả tại New York đã được cải thiện đáng kể và các vấn đề về logistics không còn căng thẳng. Hơn nữa do năm ngoái cây cà phê Brazil rơi vào năm cho sản lượng thấp theo chu kỳ “hai năm một”.
Không chỉ giá cà phê nội địa của Brazil tăng, giá tại thị trường ở Việt Nam cũng tăng rất tốt. Nói cho công bằng, các nhà xuất khẩu hình như chỉ mua đón để chờ bán khi tỷ giá tiền VND có lợi.
Phải cho đến tháng 10 giá cả mới có phần nào ngả ngũ theo yếu tố cung cầu vì bấy giờ Brazil vào mùa mưa. Nếu như gặp hạn hán hay một yếu tố thời tiết bất ngờ nào đó, giá có thể sẽ mạnh hơn vì năm 2023 Brazil quay về chu kỳ năm mất mùa.
Thị trường cũng chuẩn bị chào đón niên vụ mới của Việt Nam. Nhờ thời tiết khá thuận lợi, nhiều người tin rằng năm nay, hàng cà phê Việt Nam sẽ ra sớm hơn các năm trước.
Quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã phải đối mặt với khó khăn do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2022 đạt xấp xỉ 437,2 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 14,1% so với quý I/2022, nhưng so với quý II/2021 tăng 12% về lượng và tăng 35,6% về trị giá.
Trong quý III/2022, Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp. Nếu xung đột vũ trang Nga và Ukraine chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022.
Quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Âu và châu Á giảm so với quý I/2022, nhưng xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ tăng 33,2%; châu Đại Dương tăng 12,1%; châu Phi tăng 11%. So với quý II/2021, xuất khẩu cà phê sang tất cả các châu lục tăng. Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang châu Đại Dương tăng cao nhất (tăng 134,6%); châu Á thấp nhất (tăng 8,2%).
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê robusta tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 1,67 tỷ USD; arabica tăng 74,9%, đạt 179,37 triệu USD; cà phê chế biến tăng 9,5%, đạt 312,7 triệu USD.
Thị trường vẫn lo ngại rủi ro tăng cao với khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ “diều hâu” hơn tại phiên họp điều hành tiền tệ kỳ tới khi “lạm phát chưa thể kiểm soát được”. Thị trường hàng hóa sẽ còn tiếp tục diễn biến khó lường trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ-Trung Quốc.
| Giá vàng hôm nay 5/8: Giá vàng tăng mạnh, vào ca phục hồi, chớp ngay thời điểm hoàn hảo để mua vào? Giá vàng hôm nay 5/8 tăng mạnh với những yếu tố hỗ trợ vàng trong ngắn hạn, gồm cả những lo ngại về suy thoái. ... |
| Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Mỹ phải 'bó tay', Pháp đành lựa chọn 'đau đớn' Cuối cùng thì Mỹ đã không thể là “vị cứu tinh” cho khủng hoảng năng lượng châu Âu, dù là nước xuất khẩu LNG lớn ... |