Giá cà phê hôm nay 6/3/2024
Giá cà phê thế giới có phiên điều cỉnh nhẹ trên sàn London, tuy nhiên sàn New York quay đầu giảm mạnh.
Giá cà phê trong nước gần như đi ngang, so với phiên hôm qua, giá thu mua hiện dao động trong ngưỡng cao chưa từng có 8.6200 - 8.700 đồng.kg.
Thị trường đang có những phiên chảo đảo dữ dội, với những diễn biến chính trị và kinh tế ở các nền kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn, khiến dòng vốn đầu cơ dịch chuyển tìm nơi trú ẩn an toàn khiến phần lớn giá cả hàng hóa sụt giảm.
Sự không chắc chắn về việc cắt giảm lãi suất và sự thận trọng chờ đợi các dữ liệu thị trường lao động Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần đã đẩy các thị trường hàng hóa nói chung trở lại xu hướng tiêu cực.
Dữ liệu báo cáo cho thấy tồn kho ICE trên cả hai thị trường đang được bổ sung rất đáng kể sau báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 2 từ các quốc gia sản xuất chính tăng mạnh.
Giá cà phê trong nước hôm nay 6/3 gần như đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Koreajoongangdaily) |
Ghi nhận của Thế giới & Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London điều chỉnh giảm nhẹ, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 giảm 9 USD, giao dịch tại 3.180 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 giảm 5 USD giao dịch tại 3.100 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 giảm 3,55 Cent, giao dịch tại 183,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2024 giảm 3,1 Cent, giao dịch tại 181,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 6/3 gần như đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Đà tăng của cà phê vẫn còn nguyên mối lo ngại thiếu hụt nguồn cung, đồng USD giảm, tồn kho giảm, thời tiết ở Brazil tuần qua chỉ có lượng mưa tương đương 50% mức trung bình, đe dọa sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025.
Tháng 2/2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 3.276 USD/tấn, tăng 7,4% so với tháng 1/2024 và tăng 50,6% so với tháng 2/2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 3.153 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Về chủng loại xuất khẩu, tháng 1/2024, Việt Nam tăng xuất khẩu cà phê robusta và Arabica so với tháng 12/2023, nhưng giảm xuất khẩu cà phê Excelsa và chế biến. So với tháng 1/2023, Việt Nam tăng xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê, ngoại trừ cà phê arabica.
Việt Nam hiện đẩy mạnh xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường, như: Italia, Tây Ban Nha, Nga, Indonesia, Bỉ, Trung Quốc, Philippines… Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang một số thị trường truyền thống giảm, như: Đức, Nhật Bản, Mỹ… Hiện thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là EU, tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản… Cà phê Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường có tiềm năng lớn với sức mua cao, tốc độ nhập khẩu cà phê tăng bình quân hơn 25%/năm. Giới trẻ nước này ngày càng thích cà phê hơn trà.
Giá cà phê có xu hướng tăng trở lại do giá trên thị trường thế giới tăng. Tuy nhiên, vụ cà phê này vốn đã được Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam dự báo sản lượng tiếp tục giảm khoảng 10% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; diện tích trồng xen tăng.
Đánh giá về tình hình cung cầu cà phê trên toàn cầu, chuyên gia cho rằng, thế giới sẽ không thiếu hay gặp khó khăn đối với nguồn cung arabica nhưng sẽ có khó khăn với robusta. Việt Nam là nước sản xuất và cung cấp robusta số 1 thế giới nhiều năm nay. Cả thế giới quen với việc mua cà phê robusta của Việt Nam. Các nhà rang xay trên thế giới đã thay đổi công thức rang xay của họ với thành phần lớn là robusta Việt Nam.
Cục Trồng trọt cho biết, hiện cả nước có hơn 710.000 ha cà phê. Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới về diện tích cây cà phê, song nhờ năng suất cao nhất thế giới nên Việt Nam đạt sản lượng cà phê thu hoạch hàng năm lớn thứ hai thế giới, từ 1,75-1,85 triệu tấn. Trong tổng số hơn 710.000 ha, Việt Nam mới chỉ có hơn 185.000 ha diện tích cà phê đạt chứng nhận sản xuất bền vững, với các chứng nhận: Utz Certified, Rainforest, 4C, VietGAP…
Do vậy, theo các chuyên gia, các địa phương cần quy hoạch vùng cà phê trọng điểm, đẩy mạnh tái canh, áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, hữu cơ… để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu gắt gao của các thị trường quốc tế.